Page 25 - Điểm báo Cà Mau số 10
P. 25

Dân miền Tây nói  chung và Cà Mau nói riêng hay gọi nghề này là gác kèo  ong,
           hay  "ăn ong".  Thật ra gác  kèo  ong và ăn ong là hai  giai  đoạn của việc  săn ong.  Dưới
           những tán rừng tràm, ong được con người làm nhà cho ở mãi tận rừng sâu.  Vì thế, để lấy
           được mật, người ăn ong phải vào rừng thường xuyên. Tùy người "có tay", mật ong được
           thu hoạch sau 30 ngày. Còn khi gác kèo không khéo, có khi mấy tháng mới thu được một
           ít.  Để thu hoạch đúng lúc  "chín"  nhất,  mật phải  được thăm nom thường xuyên.  Cứ thế
           người ăn ong rất rành rẽ mọi ngóc ngách sâu thẳm trong khu rừng.  Ở U Minh Hạ, người
           ta "ăn ong"  quanh năm, cả mùa mưa bắt đầu từ cuối tháng 5 đến khoảng tháng 8 âm lịch
           và mùa nắng bắt đầu từ khoảng tháng 10 đến tháng 4 âm lịch. Thời điểm nào, đi " ăn ong"
           cũng vất vả. Có lẽ phải gọi mấy ông thợ gác kèo ong là nghệ nhân mới đúng vì vừa phải
           khéo léo, trầm tĩnh, gan dạ mà còn phải thấu hiểu tập tính của bầy ong mới có thể tiếp cận
           để lấy mật của chúng.  Để thực hiện việc gác kèo, người thợ trước hết phải chuẩn bị bộ
           kèo,  gồm thân kèo, trụ đỡ và cây nạng.  Bộ  kèo này làm từ thân tràm suông,  có  đường
           kính 10-15 cm, được lột sạch vỏ, phơi khô. Theo kinh nghiệm của anh Khanh, chủ khu du

           lịch Mười Ngọt, vị trí tốt nhất để  gác kèo là nơi  cây tràm nằm thấp, xung quanh nhiều
           hoa, trong khu vực trống, có ánh nắng mặt trời chiếu xuống thân kèo.
                  Thời  gian gác  kèo  lý tưởng nhất là vào  khoảng giữa tháng  11  âm lịch.  Khi  đấy,
           những cơn mưa muộn cuối mùa rửa sạch mùi sắt ở chỗ 2 đầu nhánh kèo bị dao chặt vừa
           kịp khô.  Ong kỵ mùi  sắt của dao  còn dính trên cây nên ngại đến làm tổ.  Nghe  các  anh
           giảng giải cách làm kèo và chăm từng chút một khi làm nhà cho ong, cả nhóm phải công
           nhận nghề này vừa công phu vừa tỉ mỉ.  Để làm nghề, hầu như ai cũng dành trọn thanh
           xuân cho nó.  Vất vả nhọc nhằn là thế,  ánh mắt và nụcười  của anh Khanh,  21  năm làm
           nghề, bỗng bừng sáng lạ thường. Anh hồ hởi chia sẻ với chúng tôi rất nhiều thứ như một
           hướng dẫn viên thực thụ của rừng già.


































                                  —    — r a   i n r y T    ■ .v ,:  .  .  ■■V  ■


                               Anh Khanh hướng dân những đứa trẻ thưởng thức mật ong.
                  Hôm chúng tôi đi rừng là vào khoảng giữa tháng 4 âm lịch, rừng tràm đang trổ hoa
           màu trắng, thơm dịu tựa như tóc mây thiếu nữ.  Chúng tôi  chia ra thành hai nhóm:  một
           nhóm gác kèo ong mới, còn một nhóm đi ăn ong. Mật ong thu hoạch từ cuối mùa nắng sẽ
           ngon nhất.  Ngược lại, vào mùa mưa, mật sẽ nhạt, không ngon bằng.  Chúng tôi sững sờ
           trước những tổ ong rừng U Minh Hạ to tướng,  có tổ dài cả mét.  Chúng trở lên lấp lánh

                                                                                                             25
   20   21   22   23   24   25   26   27   28   29   30