Page 441 - BAI 1
P. 441
Tuy nhiên, trong thực tế hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi phạm tội
ở giai đoạn phạm tội chưa đạt chưa xảy ra hoặc trong một số trường hợp có hậu
quả xảy ra nhưng hậu quả đó lại không có mối quan hệ nhân quả với hành vi
phạm tội nên việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người thực hiện hành vi
phạm tội ở giai đoạn phạm tội chưa đạt chỉ ở mức độ giới hạn.
Và chúng ta cũng lưu ý rằng thực tế nếu hành vi của người phạm tội trong
quá trình thực hiện tội phạm đã đủ yếu tố cấu thành một tội phạm độc lập khác
thì người phạm tội cũng sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm độc lập đó
ở giai đoạn tội phạm hoàn thành.
- Trách nhiệm hình sự đối với giai đoạn tội phạm hoàn thành
Đối với tội phạm hoàn thành, người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự
nặng hơn người có hành vi chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt theo cùng một
tội danh.
Chủ đề 2: Trách nhiệm hình sự trong đồng phạm.
Khoản 1 Điều 17 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
như sau: “Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện
một tội phạm”.
- Những nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự trong đồng phạm
+ Tất cả những người đồng phạm phải chịu trách nhiệm chung về toàn bộ
tội phạm đã gây ra (Nguyên tắc chịu trách nhiệm chung về toàn bộ tội phạm).
Tất cả những người đồng phạm đều bị truy tố, xét xử về cùng một tội danh,
theo cùng một điều luật và trong phạm vi chế tài do điều luật đó quy định.
Tất cả những người đồng phạm cùng phải chịu trách nhiệm hình sự về
những tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự nếu họ biết được tình tiết đó.
Tình tiết tăng nặng của vụ án là những tình tiết làm tăng thêm tính nguy
hiểm cho xã hội của tội phạm mà những người đồng phạm đã thực hiện đó có
thể là tình tiết định khung hoặc tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự (trừ
những tình tiết thuộc về cá nhân). Những người đồng phạm khác do cùng thực
hiện tội phạm với người thực hành và vì họ biết những tình tiết tăng nặng của vụ
án nhưng vẫn thực hiện cho thấy hành vi của họ cũng nguy hiểm. Những tình
253