Page 446 - BAI 1
P. 446
Mẫu HSBG 18
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CSND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHOA LUẬT Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 10 năm 2023
HỆ THỐNG CÂU HỎI THẢO LUẬN VÀ ĐÁP ÁN
BÀI: CÁC GIAI ĐOẠN CỐ Ý THỰC HIỆN TỘI PHẠM, ĐỒNG PHẠM
VÀ NHỮNG TRƯỜNG HỢP LOẠI TRỪ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ
(Dùng cho đào tạo trình độ Đại học Cảnh sát nhân dân hệ chính quy 4 năm theo tín chỉ,
Chuyên ngành: Điều tra tội phạm trật tự xã hội)
I. CÂU HỎI THẢO LUẬN
Câu 1: Phân biệt các giai đoạn cố ý thực hiện tội phạm? Ý nghĩa của việc
nghiên cứu các giai đoạn cố ý thực hiện tội phạm đối với công tác điều tra tội
phạm của lực lượng Cảnh sát nhân dân?
Câu 2: Khoản 4 Điều 17 BLHS năm 2015 quy định: “Người đồng phạm
không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành”.
Phân tích nội dung quy định này?
II. ĐÁP ÁN
Câu 1: Phân biệt các giai đoạn cố ý thực hiện tội phạm? Ý nghĩa của
việc nghiên cứu các giai đoạn cố ý thực hiện tội phạm đối với công tác điều
tra tội phạm của lực lượng Cảnh sát nhân dân?
- Khái niệm: Điều 14 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm
2017) quy định về giai đoạn chuẩn bị phạm tội như sau: “Chuẩn bị phạm tội là
tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để
thực hiện tội phạm hoặc thành lập, tham gia nhóm tội phạm, trừ trường hợp
thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm quy định tại Điều 109, điểm a khoản 2
Điều 113 hoặc điểm a khoản 2 Điều 299 của Bộ luật này…”.
Điều 15 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định
về trường hợp phạm tội chưa đạt như sau: “Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện
tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý
muốn của người phạm tội”.
Tội phạm hoàn thành là trường hợp phạm tội đã thoả mãn các dấu hiệu
được quy định trong cấu thành tội phạm ở mỗi tội phạm cụ thể.
258