Page 464 - BAI 1
P. 464
25. Sai. Đối với những tội phạm quy định mục đích không phải dấu
hiệu bắt buộc để cấu thành tội phạm thì muốn đồng phạm không cần phải
cùng mục đích.
26. Sai. Đồng phạm phức tạp là hình thức đồng phạm trong đó có các loại
người khác nhau thực hiện các loại hành vi khác nhau, có người giữ vai trò là
người thực hành, có người giữ vai trò là người xúi giục, người giúp sức hoặc là
người tổ chức. Còn phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết
chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.
27. Sai. Người thực hành có thể không tự mình thực hiện hành vi khách
quan của tội phạm.
28. Sai. Hành vi của người tổ chức, người giúp sức, người xúi giục là
nguyên nhân gián tiếp đưa đến hậu quả chung của tội phạm.
29. Sai. Chỉ cần người thực hành có dấu hiệu đặc biệt. Người đồng phạm
khác không cần có dấu hiệu chủ thể đặc biệt.
30. Đúng. Người thực hành dừng lại tội phạm ở giai đoạn nào thì tội phạm
của những người đồng phạm khác cũng dừng giại ở giai đoạn đó.
31. Sai. Nếu không có sự hứa hẹn trước việc sẽ chứa chấp tài sản do
người khác phạm tội mà có thì chỉ phạm tội độc lập mà không đồng phạm.
32. Sai. Nếu tội phạm cấu thành vật chất thì sau khi tội phạm hoàn thành
không phát sinh đồng phạm.
2. Đáp án câu hỏi thi giữa học phần
Câu 1: Trình bày căn cứ phân chia các giai đoạn cố ý thực hiện tội phạm?
- Căn cứ vào yếu tố khách quan của tội phạm
Thứ nhất, dấu hiệu hành vi nguy hiểm cho xã hội trong mặt khách quan
của tội phạm
Căn cứ vào dấu hiệu hành vi nguy hiểm cho xã hội trong mặt khách quan
của tội phạm, ta thấy: Tội phạm ở giai đoạn chuẩn bị nếu hành vi của người
phạm tội thực tế mới chỉ là chuẩn bị các công cụ, phương tiện, thời cơ, kế hoạch
277