Page 460 - BAI 1
P. 460

28. Hành vi của mỗi người đồng phạm đều là nguyên nhân trực tiếp đưa

                  đến hậu quả chung của tội phạm.

                         29. Đối với những tội phạm đòi hỏi dấu hiệu chủ thể đặc biệt thì những

                  người đồng phạm buộc phải có dấu hiệu này.

                         30. Việc xác định giai đoạn thực hiện tội phạm trong đồng phạm phải căn

                  cứ vào hành vi của người thực hành.

                         31. Mọi hành vi cố ý chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có đều

                  coi là hành vi giúp sức trong đồng phạm.

                         32. Giúp sức để kết thúc tội phạm vào thời điểm sau khi tội phạm hoàn

                  thành là đồng phạm.

                        2. Câu hỏi dùng cho thi giữa học phần

                        Câu 1. Trình bày căn cứ phân chia các giai đoạn cố ý thực hiện tội phạm?

                  Tại sao hành vi phạm tội được thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý gián tiếp hoặc

                  vô ý không có các giai đoạn phạm tội?

                        Câu 2. Trình bày đặc điểm của giai đoạn chuẩn bị phạm tội? Vì sao người

                  chuẩn bị phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự?

                        Câu 3. Phân tích điều kiện của tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội?

                        Câu 4. Trình bày nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự trong đồng phạm?

                        3. Câu hỏi dùng cho thi kết thúc học phần

                        Câu 1. Trình bày quy định về trách nhiệm hình sự đối với người chuẩn bị

                  phạm tội. Quy định này có mâu thuẫn với lý luận về tội phạm và cấu thành tội

                  phạm không? Vì sao?

                        Câu 2. Phân tích đặc điểm của giai đoạn phạm tội chưa đạt. Tội phạm có

                  cấu thành hình thức có giai đoạn phạm tội chưa đạt không? Vì sao?

                        Câu 3. Phân tích đặc điểm của giai đoạn tội phạm hoàn thành? Phân biệt

                  tội phạm hoàn thành với tội phạm kết thúc?

                        Câu 4. Phân biệt giai đoạn chuẩn bị phạm tội với giai đoạn phạm tội chưa

                  đạt? Ý nghĩa đối với thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự của lực lượng Cảnh sát






                                                              273
   455   456   457   458   459   460   461   462   463   464   465