Page 56 - 27.9 Sách trai Cầu Vồng Yên thế
P. 56

định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”. Qua 9 năm kháng

                  chiến trường kỳ, dân tộc ta đã đánh bại thực dân Pháp trong Chiến dịch  Thu
                  đông 1947, Chiến dịch Biên giới 1950 và đỉnh cao là Chiến dịch Điện Biên Phủ

                  (7-5-1954) kết thúc thắng lợi: “Chín năm làm một Điện Biên, nên vành hoa đỏ

                  nên thiên sử vàng” (Tố Hữu).

                        Trong những năm tháng kháng chiến chống Pháp vô cùng gian khổ, Yên

                  Thế thuộc vùng tự do của tỉnh, nên có nhiều cố gắng trong việc đón tiếp, bảo vệ,
                  tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan của Khu 12, của tỉnh Bắc Giang, tỉnh

                  bạn và các đơn vị bộ đội đến đóng quân ở địa phương. Gắn bó với địa phương
                  trong thời gian dài là Hội Văn hoá cứu quốc đóng tại đồi Cháy (nay thuộc xã

                  Quang Tiến). Hội gồm các văn nghệ sĩ, các nhà khoa học xã hội nổi tiếng trong

                  cả nước như: Ngô Tất Tố, Tạ Thúc Bình, Kim Lân, Đỗ Nhuận, Nguyên Hồng...
                  Nhiều  tác  phẩm  văn  học  có  giá  trị  được  sáng  tác  ở  địa  phương  như:  “Sóng

                  Gầm”, “Núi rừng Yên Thế”. Đồi Cháy được nhân dân thường gọi với tên rất
                  hình tượng là đồi văn nghệ. Bên cạnh các cơ quan, đơn vị bộ đội còn có hàng

                  trăm gia đình ở các nơi thuộc vùng địch tạm chiếm trong tỉnh, tỉnh bạn tản cư

                  đến cũng đều được chính quyền và nhân dân đùm bọc, che chở. Nhân dân không
                  những chỉ sẵn sàng nhường nhà ở, giúp đỡ phương tiện sinh hoạt, mà còn san sẻ

                  lương thực, ruộng vườn, tạo việc làm để giải quyết đời sống cho đồng bào tản

                  cư. Đồng bào tản cư yên tâm lao động sản xuất và cùng Nhân dân địa phương
                  tích cực hoạt động trong các phong trào thi đua yêu nước, hăng hái tham gia

                  phục vụ kháng chiến.

                        Trong  9 năm kháng chiến trường kỳ chống Pháp, Yên Thế hạ đã có 8.157

                  lượt người đi dân công phục vụ các chiến dịch, 3.295 người đi bộ đội và thanh
                  niên xung phong. Tổng số liệt sỹ là 362, trong đó có 102 liệt sỹ là du kích chiến

                  đấu hy sinh ở địa phương và đi dân công phục vụ tiền tuyến. Tổng số thương
                  binh là 253 người. Lực lượng vũ trang địa phương đã tổ chức đánh địch 126 trận

                  lớn nhỏ, diệt 1030 tên (trong đó có 180 lính Pháp), bắt sống 25 tên, gọi hàng 17

                  tên, thu 178 khẩu súng các loại và đánh đổ 3 xe ô tô của chúng. Trong sản xuất,
                  phục vụ chiến đấu và chiến đấu, quân dân Yên Thế hạ đều đạt được những thành

                  tích xuất sắc, góp phần cùng quân dân cả nước làm nên chiến thắng lịch sử Điện

                  Biên Phủ, buộc thực dân Pháp phải ký kết hiệp định Giơnevơ, lập lại hoà bình ở
                  Việt Nam và Đông Dương.

                        Cuộc  kháng  chiến  chống  thực  dân  Pháp  đã  giành  được  thắng  lợi,  cách





                                                              56
   51   52   53   54   55   56   57   58   59   60   61