Page 51 - 27.9 Sách trai Cầu Vồng Yên thế
P. 51
126. Lương Văn Tài (Nguyễn Văn Tài) (Thống Tài) ông là người làng
Tưởng Sơn, tổng Tuy Lộc Sơn sinh năm 1860 mất năm 1951. Từ bé giỏi võ
nghệ, năm 18 tuổi phải đăng ký lính khố đỏ giỏi tiếng Pháp nghe tin ông Đề
Nắm dựng cờ khởi nghĩa chống Pháp ông cùng 1 số người cùng trí hướng ở Hòa
Mục tìm đến đầu quân. Năm 20 tuổi ông lấy vợ người làng Sấu, Chung Sơn nay
là Liên Chung, sau lại trở về tham gia nghĩa quân Đề Nắm, từ chức vụ thấp được
tăng lên chức Thống Tài. Ông là 1 trong số ít thuộc hạ Đề Thám đánh địch trong
trận Ngàn Ván nổi tiếng. Sau thất lạc với Đề Thám. Khi nghe tin Đề Thám bị sát
hại ông vẫn ẩn mình trong rừng Tưởng Sơn để bắt liên lạc với nghĩa quân khác.
Cuối đời ông ở với Gia Đinh vợ và 5 con trai gái tại quê hương Hợp Đức.
127. Nguyễn Văn Nồi (Đội Nồi) người làng Lục Liễu, tham gia nghĩa
quân, do biết nghề làm thuốc, nên được giao nhiệm vụ điều trị cho các nghĩa
binh bị thương bị bệnh, sau ông mất ở quê.
128. Nguyễn Chí Công (Đề Tiền) ông làm lý trưởng làng Hòa Mục, khi
Pháp đánh lên Tỉnh Đạo (Quang Tiến) (3/1884) ông đã mộ quân chống lại, tế cờ
ở đình Hoà Mục, đánh Pháp nhiều trận ở Hoà Mục, Chùa Tiên, chùa Đất Đỏ,
Hoà Làng, Hố Chuối. Năm 1891 ông về làng tổ chức dân binh, Pháp dùng mưu
bắt ông và đem chém ở chợ Mọc ngày 28/7/1892.
129. Nguyễn Văn Đạc (Đốc Đạc) người làng Hoà Mục, tham gia nghĩa
quân từ 1884, tham gia chiến đấu nhiều trận như Hoà Mục, Chùa Tiên, Đất Đỏ,
Cao Thượng, đặc biệt là trận ông và 12 nghĩa quân mặc quần áo lính Pháp về
Tân Độ - Yên Dũng giết lý trưởng và 11 tuần đinh đã ám hại 6 nghĩa quân đi
làm công tác binh lương.
130. Nguyễn Văn Vận (Đốc Vận) người xóm Hoà Mục, tham gia nghĩa
quân cùng với Đề Tiền, làm nhiệm vụ đốc vận quân lương, trong một lần đi vận
động quân lương ở huyện Lạng Giang, bị Pháp bắt và bị tù ở nhà tù Bắc Giang,
sau chết ở trong tù.
19 - XÃ ĐẠI HÓA
131. Chúc Văn Vô, người làng Chúc, trong thời khởi nghĩa Yên Thế của
Hoàng Hoa Thám vùng này có 42 người tham gia nghĩa quân do ông Chúc Văn
Vô (làng Chúc) chỉ huy, 2 làng Chúc và làng Đọ làm hậu cứ, hậu cần nuôi quân.
Khoảng tháng 12-1890 quân Pháp kéo về bao vây làng Chúc, làng Đọ, quân
khởi nghĩa do Cả Trọng chỉ huy chống trả quyết liệt, giặc chết nhiều phải rút
51