Page 49 - 27.9 Sách trai Cầu Vồng Yên thế
P. 49
nhiều trận, chỉ huy đồn số 2 Đồng Vương (Yên Thế) đánh trả nhiều đợt tấn công
của địch. Đồn của ông đóng mang tên đồn Đề Lâm do ông chỉ huy là một trong 7
đồn trại chính của nghĩa quân năm 1892. Sau năm 1892 ông lên Hữu Lũng, Bắc
Sơn làm thuốc chữa bệnh cho dân, rồi theo cách mạng. Đến năm 1943 ông về quê
và mất năm 1944, có mộ đặt ở quê làng Sặt.
110. Trần Văn Rê (Đề Sắt) người làng Dương Sặt, tham gia nghĩa quân từ
đầu, đánh một số trận, sau được phân công phụ trách binh lương, lợi dụng chức
vụ cướp của, bắt con gái nhà giầu, bị xử tử.
111. Nguyễn Văn Mi (Đốc My) người trại Gàn, xóm Thượng, Dương Sặt
tham gia nghĩa quân từ đầu, chiến đấu dũng cảm, năm 1913 khi nghĩa quân thất
bại, ông lẩn trốn ở nhà Lý Trần (Đình Trám-Việt Yên) do đánh quan Tuần Đỗ,
ông phải trốn lên vùng Thái Nguyên, sau ông quay về nhà và chết ở quê.
112. Trần Đình Lành (Đốc Lành) người làng Sặt, đi theo nghĩa quân từ
đầu, ở cánh quân Đề Lâm, chiến đấu gan dạ.
16-XÃ NGỌC LÝ
113. Giáp Văn Ấm (Đốc Ấm) người làng Lý tham gia nghĩa quân từ cuộc
khởi nghĩa Đại Trận, sau về tham gia khởi nghĩa Yên Thế. Trong cuộc đánh
nhau với Pháp ở Đáp Cầu bị Pháp bắt được tra tấn nhưng ông nhất định không
khai nên đã bị Pháp giết năm 1893.
114. Giáp Văn Lẫm (Đốc Lẫm) người làng Lý, tham gia nghĩa quân từ
cuộc khởi nghĩa Đại Trận, rồi về với cuộc khởi nghĩa Yên Thế, đánh nhiều trận,
và hy sinh trong cuộc chiến đấu ở Bắc Ninh năm 1893.
115. Giáp Văn Ngàn (Cai Ba Ngàn) người làng Lý tham gia khởi nghĩa từ
đầu. Khi nghĩa quân tan rã ông trở về làng đổi tên là Thị. Sau ra làm phó tổng
15
gọi là Tổng Thị. Ông chết tại quê.
17-XÃ NGỌC THIỆN
116. Nguyễn Văn Bình (Đốc Bình) người làng Ngọc Nham, tham gia
nghĩa quân từ cuộc khởi nghĩa Đại Trận rồi về với cuộc khởi nghĩa Yên Thế ông
mất ở quê.
117. Nguyễn Văn Xuyết (Đốc Xuyết) người làng Ngọc Nham.
15 Theo Lịch sử Đảng bộ xã Ngọc Lý thì ngoài ra nhân dân làng Lý vẫn còn truyền tụng nhắc đến tên ông Đốc
Kích, Đốc Hinh cũng là nghĩa quân Yên Thế.
49