Page 48 - 27.9 Sách trai Cầu Vồng Yên thế
P. 48

99. Giáp Văn Xây (Đề Xây) người làng Đông La, tham gia nghĩa quân từ

                  đầu, chiến đấu nhiều trận rất gan dạ, hy sinh trong trận tao ngộ chiến đấu với
                  Pháp ở Đáp Cầu năm 1893.


                        100. Giáp Văn Cẩn (Đề Cẩn) người làng Đông La, tham gia nghĩa quân từ
                  năm 1884, đánh nhiều trận rất gan dạ, nổi tiếng là trận Bãi Mét, ông chỉ huy 40

                  nghĩa quân phục kích tiêu diệt cánh quân của trung tá Pháp từ Bố Hạ kéo sang.

                        101. Lê Văn Chân (Đốc Chân) người làng Núi, đã cùng Đốc Hỹ đánh chết

                  thằng tây Râu Xồm ức hiếp dân ở chợ Rào, tham gia nghĩa quân từ đầu, chiến

                  đấu nhiều trận như ở Khê Hạ, Ba Làng, đã vận động lò rèn Quế Nham cung cấp
                  hàng nghìn dao găm cho nghĩa quân, ông mất ở quê năm 1898.


                        102. Hà Văn Hải (Đốc Hải) người làng Núi, tham gia nghĩa quân từ đầu,
                  đánh Pháp ở Khê Hạ, Ba Làng, Cổ Đèo, ông hy sinh ở Bắc Ninh năm 1892.


                        103. Nguyễn Văn Hổ (Đốc Hổ) người làngĐông Bến.

                        104. Nguyễn Văn Thoa (Đốc Thoa) người làng Đông Bến.

                        105. Nguyễn Văn Hoè (Lãnh Hoè) người làng Núi, đã dựng cờ khởi nghĩa

                  ở Núi Thờ, sau hiệp quân với cuộc khởi nghĩa Yên Thế, một số người nói: Ông
                  giỏi "nhâm cầm độn toán", nên đã bày mưu cho nghĩa quân đánh thắng nhiều

                  trận, ông mất ở quê.

                        106. Phạm Văn Hai (Lãnh Hai) người làng Núi, bị Pháp tra tấn bắt ngồi

                  thau đồng nung đỏ, không chịu khuất phục, ông chết tại quê nhà năm 63 tuổi,
                  dân làng lập miếu thờ.


                        107.  Đặng  Văn  Cán  là  người  làng  Phú  Khê  (Quế  Nham)  là  anh  vợ  Đề
                  Thám, ông cùng Đề Thám ở đồn Phồn Xương che dấu cho nhiều nghĩa quân bị

                  Pháp truy đuổi như Bếp Thủy, Hải Xuất Hải, trong vụ đầu độc của quân Pháp ở

                  Hà Nội, ra hàng ngày 5/6/1909.

                        108. Nguyễn Văn Tầng ở xã Nguyễn Lộc, tổng Tuy Lộc Sơn, phủ Yên Thế
                  nhà gần bến sông Đồng Nải, hay còn gọi là sông Ngao hay ngòi Phú Khê. Ông cảm

                  phục Đốc Mến trong làng Nguyễn Lộc, tham gia nghĩa quân Yên Thế chống Pháp,
                  ông từng giúp Đốc Mến nhiều lần chở đò qua sông cho quân đánh Pháp.


                                                         15-XÃ LIÊN SƠN

                        109. Trần Văn Thăng (Đề Lâm) người làng Dương Sặt (có tư liệu nói: Bà Ba

                  Cẩn là em ông) tham gia nghĩa quân từ đầu, đã chiến đấu với Pháp ở Dương Sặt




                                                              48
   43   44   45   46   47   48   49   50   51   52   53