Page 43 - 27.9 Sách trai Cầu Vồng Yên thế
P. 43
61. Nguyễn Văn Tư (Đốc Tư) người thôn Đồng Bông, tham gia nghĩa quân
từ đầu, đánh nhiều trận, sau cùng Đề Công lên lập căn cứ ở Thái Nguyên, và hy
sinh ở vùng Quảng Nạp.
62. Lưu Đình Bệ (Đốc Bệ) người làng Thuý Cầu hạ, ông đã cùng Cai Sơn,
Lý Thái đánh địch, cướp súng và đã tham gia nghĩa quân từ đầu, trong trận Trại
Tre năm 1896 ông đã chỉ huy nghĩa binh phục kích giết được nhiều giặc, đánh
đồn Bỉ Nội giết được đồn trưởng.
63. Đề Tiến quê ở Ngọc Vân, người bảo vệ tin cẩn của Đề Thám (10) .
8- XÃ PHÚC SƠN
64. Nguyễn Văn Ngân (Đề Ngân) người làng Luông sau khởi nghĩa chống
Phỉ Tầu, ông tham gia khởi nghĩa Yên Thế.
65. Nguyễn Văn Trần (Đề Trần) người làng Luông
9- XÃ AN DƯƠNG
66. Nguyễn Văn Hoà (Đề Trung) người làng Hạ, tham gia nhiều trận đánh
lớn, giữ đồn Đồng Vương (Khe Rắn) nên còn gọi là đồn Đề Trung. Theo giáo sư
Đinh Xuân Lâm thì: Năm 1892 hệ thống đồn trại của nghĩa quân có 7 đồn chính:
- Đồn số 1 là đồn chính do Đề Nắm trực tiếp chỉ huy, gọi là đồn Đề Nắm
- Đồn số 2 do Đề Lâm cai quản gọi là đồn Đề Lâm
- Đồn số 3 là đồn Đề Truật
- Đồn số 4 là đồn Đề Trung
- Đồn số 5 là đồn Đề Dương (tức Đề Thám)
- Đồn số 6 là đồn Thống Tài
- Đồn số 7 là đồn Bá Phức.
(Hoàng Hoa Thám và phong trào nông dân Yên Thế của Đinh Xuân Lâm
trang 54).
Vì vậy có ý kiến cho rằng: 7 nhân vật chỉ huy 7 đồn trên đây là ở trong bộ chỉ
huy nghĩa quân lúc đó, và trong đó Đề Trung là một. Hy sinh tại trận Trại Tre (có
tư liệu nói: Ông bị cảm nặng đưa về làng chạy chữa không khởi và chết ở làng).
10
Theo lịch sử Đảng bộ xã Ngọc Vân tham gia khởi nghĩa Yên Thế trên địa bàn xã còn có các ông: Đoàn Văn Tống, Lương Đình Thứ, Đề
Thủy (Bùi Văn Thủy), Đề Tiền,…
43