Page 38 - 27.9 Sách trai Cầu Vồng Yên thế
P. 38
thất bại, ông và ông Điển Ân bị giam ở Hoả Lò (Hà Nội) khi ông Điển Ân chết,
ông đã chôn cất và đánh dấu mộ, để chỉ chỗ cho gia đình ông Điển Ân biết.
28. Nguyễn Văn Nghi (Đốc Nghi) người làng Ngoài, trọng nhân nghĩa,
sẵn lòng cứu giúp người nghèo, có lần đã cho 2 người ở Điêu Liễn (Việt Yên) và
Yên Lễ vợ đẻ không có ăn, mỗi người một gánh thóc. Có lần cùng nghĩa quân
xuống Hưng Yên làm công tác binh lương, giữa đường gặp tuần đinh, ông đã
ứng phó có lý có tình, nên chúng đã thả cho đi.
29. Hoàng Văn Cớn (Đốc Cớn) người làng Ngoài, tham gia nghĩa quân từ
cuộc khởi nghĩa Cai Kinh, rồi về với cuộc khởi nghĩa Yên Thế, đánh nhiều trận,
sau không rõ vì lý do gì bị Đề Hùng giết.
30. Hoàng Văn Giánh (Đốc Giánh) người làng Ngoài, tham gia nghĩa quân
từ cuộc khởi nghĩa Cai Kinh, rồi về cuộc khởi nghĩa Yên Thế, đánh Pháp nhiều
trận, trận cuối cùng bị Pháp phục kích bắt được, đem về thị xã Bắc Giang chém
đầu, và đưa về bêu đầu tại chợ Nhã Nam, nghĩa quân lập mưu lấy được xác giao
cho gia đình và đã chôn tại Núi Đót.
31. Dương Đình Tảo (Đốc Tảo) người làng Dinh, dũng cảm và có nhiều
mưu lược, thời kỳ giặc Tàu kéo đến làng Dinh cướp phá, ông đã chỉ huy dân
binh và lập mưu diệt được rất nhiều tên, ông tham gia nghĩa quân từ đầu, được
giao nhiệm vụ quân lương, rất nhiệt tình, ông mất tại quê năm 1896.
32. Nguyễn Văn Thức (Đốc Thức) người làng Châu, là tướng thân cận của
ông Đề Thám nhưng vì có mối liên hệ chặt chẽ với cả Trọng (vì có vợ người
làng Châu) và Cả Dinh (có em là vợ ông Đề Thám) nên bà Ba cẩn sinh lòng đố
kỵ, dựng nên "màn kịch dan díu với nhau", để mượn tay ông Đề Thám giết, sau
vụ này ông Đề Thám rất ân hận.
33. Trịnh Văn Khân (Lĩnh Khân) người làng Châu, là anh em bên họ mẹ
ông Điển Ân, tham gia nghĩa quân từ những ngày đầu.
34. Giáp Văn Đáng (Lãnh Đáng) người Lăng Cao được giao quản lĩnh
vùng Lăng Cao cung cấp binh lương cho nghĩa quân. Khi cuộc khởi nghĩa thất
bại, ông bị tù 3 năm, sau về làm ăn và chết ở làng.
35. Nguyễn Văn Mễ (Cai Mễ) người làng Yên, lúc đầu ở đội quân ông Đề
Sử đánh nhiều trận, như trận độn thổ ở Bãi Mét diệt nhiều địch, khi hoà hoãn
được ông Đề Thám giao việc trông coi xây dựng đền chùa. Năm 1909 hy sinh
38