Page 36 - 27.9 Sách trai Cầu Vồng Yên thế
P. 36
Ảnh: Ông Thân Đình Dinh (tức Cả Dinh) và ông
20. Hoàng Đình Ân (Điển Ân) người làng Ngoài-Ngô Xá, là một nhân vật
trong bộ chỉ huy nghĩa quân. Theo giáo sư Ngô Văn Hoà (Viện Sử học), với
những tư liệu giáo sư sưu tầm được từ phía Pháp cho thấy: "Đề Thám rất quý
trọng Điển Ân, coi là người tâm phúc của mình... Điển Ân có nhiệm vụ đi khắp
Bắc kỳ truyền đạt mệnh lệnh của chủ tướng đến các thủ lĩnh địa phương... Đề
Thám cũng đã liên lạc với những người Việt Nam ở Nhật qua một người trung
gian là Điển Ân... Trong khi chuẩn bị cuộc khởi nghĩa (mở đầu bằng vụ đầu độc
ở Hà Thành) 1908, Đề Thám đã trù liệu, nếu việc chiếm Hà Nội chưa thành
công, thì sẽ đến vùng Triều-Nguyệt để ẩn náu, và đã phái Điển Ân đi lại nhiêu
lần để chiêu mộ nghĩa sĩ và chuẩn bị địa bàn... Việc liên lạc giữa trung tâm ứng
nghĩa với Yên Thế cũng do Điển Ân giúp Đề Thám sắp đặt và lo liệu các giấy tờ
giao dịch... Hồi ký của Đốc Nghiêm cũng cho biết: Nguyên tắc tổ chức rất là bí
mật trong mối liên hệ với các nghĩa sĩ, trong đó người nắm mối dây liên hệ này
giúp Đề Thám là Điển Ân... chính công sứ Jule Bor đã báo cáo lên toàn quyền
là: Thật là lý thú, nếu lấy được lời khai của Điển Ân, một người mà theo Đỗ Đản
gọi là một trong những kẻ chủ mưu chính trong vụ đầu độc ở Hà Thành và nổi
loạn, nhưng chúng ta không thể làm được điều này, vì Điển Ân đang ở Yên Thế,
và lúc này không thể bắt được Điển Ân" (Nội san sử học Hà Bắc số 1/1985 từ
trang 60 đến trang 66). Ông là người đã viết bài Chúc Văn và thay mặt các
tướng sĩ đọc trong ngày 27/3/1908 nhân lễ mừng thọ ông Đề Thám 50 tuổi.
36