Page 37 - 27.9 Sách trai Cầu Vồng Yên thế
P. 37
Vì vậy khi cuộc khởi nghĩa Yên Thế bị thất bại, Pháp đã bắt ông giam tại
Hoả Lò (Hà Nội) và đầy ải cho đến chết.
21. Nguyễn Văn An (Đề An) người làng Ngoài, tham gia nghĩa quân từ
cuộc khởi nghĩa Cai Kinh, sau về tham gia cuộc khởi nghĩa Yên Thế, hai con
ông là Đốc Định và Đốc Tuế cùng tham gia cuộc khởi nghĩa này. Trong đợt về
Hưng Yên làm công tác vận động binh lương, do sơ xuất và bất ngờ ông bị đâm
vào ngực, nhờ lý trưởng nơi đó thuốc thang và tìm cách đưa về gia đình, do vết
thương quá nặng, ông bị chết năm 1887.
22. Dương Đình Bâu (Thống Bâu) người làng Yên, học rộng và gan dạ, đã
thống nhất được lực lượng nghĩa quân trong vùng, tham gia” đánh nhiều trận, sau
vì ông khiển trách Đề Hùng giết người, Đề Hùng tức giận đã tìm cách giết ông.
23. Dương Đình Sử (Đề Sử) người làng Dinh, bố của cả Dinh và bà
Quynh. Ông thân sinh ra Đề Sử là Dương Đình Phú. Đã dựng cờ khởi nghĩa, sau
già yếu giao quyền cho Thống Bâu, còn ông Đề Sử chỉ huy một cánh quân ở
làng Am (xã An Dương), đánh Pháp nhiều trận. Khi bị địch tập trung đánh vào
Yên Dinh, ông và gia đình phải rời nhà lên Dĩnh Thép và đổi họ thành họ Thân,
ông hy sinh trong trận Đồng Hưu (Yên Thế) 1892.
24. Dương Đình Long (Đề Long) người làng Yên, khi ông Dương Đình
Phú dựng cờ khởi nghĩa ông đã hưởng ứng và tập hợp nghĩa quân đóng ở làng
Yên, đánh Pháp nhiều trận và đã hy sinh tại đồn Hố Chuối Yên Thế năm 1891.
25. Dương Đình Hùng (Đề Hùng) người làng Dinh, khi ông Dương Đình
Phú dựng cờ khởi nghĩa ông đã hưởng ứng và là một tướng tài giỏi, đánh thắng
Pháp nhiều trận như Gió Đông, Yên Dinh, nhưng tính tình nóng nẩy, kiêu ngạo,
đã giết một số tướng lĩnh của nghĩa quân, nên cuối cùng đã bị nghĩa quân xử tử.
26. Nguyễn Văn Định (Đốc Định) người làng Ngoài, con ông Đề An, tham
gia từ cuộc khởi nghĩa Cai Kinh, sau về tham gia cuộc khởi nghĩa Yên Thế,
đánh nhiều trận, gan dạ dũng cảm, đã cùng Cai Cờ lập mưu trừng trị tên tướng
cướp hung hãn (tự xưng là Đề xếp) ở nhà ông Phó Thái làng Nguộn. Năm 1896
địch dụ hàng và cho ruộng ở Lãn Tranh (Liên Chung) sau bắt đi tù ở Thái
Nguyên, khi cuộc khởi nghĩa Đội Cấn nổ ra, ông đã đi theo và hy sinh ở dẫy núi
Hùng Sơn Vĩnh Phúc năm 1917 (cùng ông Đốc Hỹ).
27. Nguyễn Văn Tuế (Đốc Tuế) người làng Ngoài, con ông Đề An, nghe
theo lời bố: Phải đi theo thầy (tức ông Điển Ân) đến cùng, khi cuộc khởi nghĩa
37