Page 33 - 27.9 Sách trai Cầu Vồng Yên thế
P. 33

chết, ông đóng quân trên các căn cứ cũ của Đề Nắm ở Khám Nghè, chợ Gồ

                  được gọi là đồn Đề Nắm. “Sự có mặt của Khán Lộc trong đội quân Đề Thám là
                  điều nguy hiểm” đối với quân Pháp.


                        10. Trần Văn Vĩ: Người làng Thế Lộc bị kết án 5 năm tù vì tội theo nghĩa
                  quân Đề Thám.


                                                       2- XÃ NGỌC CHÂU

                        11. Hoàng Hoa Thám  (tức Trương Văn Thám, Đề Thám) quê gốc Tiên Lữ

                  tỉnh Hưng Yên, sau khi cả cha là Trương Văn Thận và mẹ Lương Thị Minh hy
                  sinh trong cuộc khởi nghĩa chống triều đình nhà Nguyễn, Hoàng Hoa Thám phải

                  lánh vào Thanh Hóa; rồi lại trở ra sống ở làng Trũng Ngọc Châu, Yên Thế. Lúc
                  nhỏ Thám đi ở cho Bá Phức - Chánh tổng người làng Trũng. Năm 18 tuổi Hoàng

                  Hoa Thám tham gia Khởi nghĩa Cai Vàng. Sau khi Cai Vàng mất, khởi nghĩa

                  Cai Vàng thoái trào, Hoàng Hoa Thám đầu quân cho khởi nghĩa Giáp Văn Trận
                  còn gọi là Đại Trận,  xã Ngọc Lý. Sau cuộc chiến đấu chống quân triều đình

                  1874 Hoàng Hoa Thám cùng các tướng lĩnh Đốc Bình, Lãnh Mai, Chánh Kỷ,
                  Đốc Cự, Đốc Bể, Đốc Lẫm, Đốc Ẩm,… về Ngọc Châu củng cố và phát triển lực

                  lượng tiếp tục  hoạt động  trong  một vùng  rộng  lớn  Việt  Yên, Hiệp  Hòa, Yên

                  Phong, Lạng Giang,… Giữa năm 1885, Hoàng Hoa Thám tham gia khởi nghĩa
                  Yên Thế với tinh thần quyết tâm chống thực dân Pháp. Với tài thao lược và

                  những chiến công năm 1892 Hoàng Hoa Thám chính thức trở thành lãnh tụ tối

                  cao của Khởi nghĩa Yên Thế. Cuộc khởi nghĩa Yên Thế do Hoàng Hoa Thám
                  lãnh đạo không ngừng lớn mạnh, địa bàn cuộc khởi nghĩa mở rộng các tỉnh Thái

                  Nguyên, Vĩnh Phúc Yên… các tướng lĩnh và nghĩa quân của cuộc khởi nghĩa
                  liên tục giáng cho quân xâm lược Pháp những đòn đau đớn.


                        12. Nguyễn Thị Tảo (vợ cả ông Đề Thám) quê làng Chè xã Ngọc Thiện,
                  lấy nhau từ thuở còn nghèo khó, suốt 30 năm bà một lòng theo chồng, bền bỉ lo

                  việc quân lương. Đồn Trại Cọ ở Yên Thế thượng, do bà cai quản, chỉ huy việc

                  khai phá ruộng nương, khoảng vài chục mẫu, nên đồn đó còn gọi là đồn Bà Già.
                  Khi cuộc khởi nghĩa thất bại, bà bị giam ở Nhã Nam, khi được tha, bà về ở làng

                  Trũng và chết ở đó.

                        13. Đặng Thị Nho: (bà Ba cẩn) vợ ba ông Đề Thám quê ở Vân Hà, Việt Yên,

                  bố là ông Nho Trụ (còn theo gia phả họ Trần ở Tân Sặt Liên Sơn thì bà là Trần Thị
                  Trinh em gái ông Đề Lâm). Bà là một nhân vật trong bộ chỉ huy nghĩa quân, từng






                                                              33
   28   29   30   31   32   33   34   35   36   37   38