Page 30 - 27.9 Sách trai Cầu Vồng Yên thế
P. 30
tăng cường lực lượng, rút kinh nghiệm của thủ lĩnh Đề Nắm trước đây, Đề Thám
không thiên về xây dựng những căn cứ vững chắc, mà thiên về xây dựng nhiều
căn cứ có thuận lợi cho việc đánh du kích.
Tháng 12/1895 quân Pháp lại tổ chức đợt tấn công càn quét lớn, tới năm 1897
Pháp lại tập trung hơn 1000 quân để càn quét, nhưng nghĩa quân vẫn trụ vững.
Tháng 11/1897 khế ước ngừng bắn và giảng hoà lần thứ 2 lại được ký kết.
Đợt hoà hoãn này kéo dài 11 năm từ 1897 đến 1908. Đây là thời kỳ ông Đề
Thám tập trung củng cố và tăng cường lực lượng (tính các tướng lĩnh người
huyện Tân Yên từ đầu cuộc khởi nghĩa tới thời điểm này có 5 nhân vật trong bộ
chỉ huy nghĩa quân, 24 ông Đề, 4 ông Thống, 33 ông Đốc, 16 ông Lãnh binh, 13
ông Cai, ông Quản). Ông đã tổ chức liên kết với các phong trào yêu nưốc chống
Pháp ở trong nước và ở hải ngoại, thành lập Đảng Nghĩa Hưng, trù tính một
cuộc nổi dậy ở các tỉnh Bắc kỳ trước hết là ở Hà Nội, Hải Phòng, mở đầu bằng
vụ đầu độc lính Pháp và lính Việt ở Hà Thành, nhưng việc không thành.
Ngày 29/11/1909 Pháp mở cuộc tấn công lớn vào Yên Thế với 15.000
quân, cuộc chiến đấu của nghĩa quân trong năm 1909 đã diễn ra rất ác liệt, lực
lượng dần dần bị tan rã, nhưng vẫn giữ cho được tới ngày 10/2/1913, khi ông Đề
Thám bị sát hại, thì cuộc khởi nghĩa Yên Thế mới chấm dứt.
Ảnh: Đền Trũng, Ngọc Châu – Nơi thờ
Hoàng Hoa Thám
Ảnh Hoàng Hoa Thám (1858-
1913) – Thủ lĩnh khởi nghĩa Yên
Thế từ năm 1892- 1913
10. Các thủ lĩnh và thuộc hạ của cuộc khởi nghĩa Yên Thế (chỉ tính
30