Page 25 - 27.9 Sách trai Cầu Vồng Yên thế
P. 25

hiệu. Triều đình được tin liền sai tham tán quân vụ là Tôn Thất Thuyết mang

                  hàng nghìn quân, cả voi ngựa, tức tốc kéo về Bắc Ninh, cùng tổng đốc Nguyễn
                  Oai,  mang  quân  bản  địa,  kéo  lên  Yên  Thế,  bao  vây  đồn  Thành  Thang  (Lan

                  Giới). Quận Tường ra lệnh chém đầu tri phủ và tiến quân ra đánh phá các đồn

                  lương  của  quân  triều  đình,  nhưng  do  tương  quan  lực  lượng  quá  chênh  lệch,
                  Quận Tường phải rút về cố thủ, và Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn công. Cuối cùng

                  nghĩa quân bị tãn rã và ông đã rút gươm tự sát, đó là năm 1874. Dân các vùng

                  Đồng Cờ, Trại Sung, Đá Ong đã lập miếu thờ ông.

                        7. Cuộc khởi nghĩa do ông Giáp Văn Trận làm thủ lĩnh (1870-1875)

                        Ông quê ở làng Lý (xã Ngọc Lý ngày nay). Đầu năm 1870 ông cùng con là

                  Giáp Văn Cương tập hợp các thủ lĩnh nghĩa quân, thành lập bộ chỉ huy dựng cờ

                  khởi nghĩa. Trong bộ chỉ huy cuộc khởi nghĩa ở huyện Tân Yên có: Đại Trận
                  giữ chức tiền quân chánh thống tướng, Đồng Văn Trung (làng Châu, Ngô Xá)

                  làm trung quân chánh đề đốc (có tư liệu nêu cả Đề Dương tức Đề Thám ở trong
                  bộ chỉ huy), lập căn cứ chiến đấu ở Trại Trận (Ngọc Lý) cơ sở hậu cần ở làng

                  Ngò -Vân Cầu và căn cứ ở Thượng Phúc (Kim Anh). Mở đầu nghĩa quân tấn
                  công Mỏ Thổ, san phẳng thành phân phủ Lạng Giang. Tại làng Ngò nghĩa quân

                  tiêu diệt cánh quân của Lãnh Lê và Phủ Hoàn, rồi tràn xuống Bắc Ninh, tiến

                  xuống Bằng Gồi (Hà Nam) quặt lên Tam Đảo, hoạt động mạnh ở Kim Anh, lực
                  lượng có lúc đông tới 2000 người. Triều đình phải cử Tôn Thất Thuyết hỗ trợ

                  cùng Nguyễn Oai đánh dẹp. Hai năm 1873-1874, Đại Trận hoạt động mạnh ở

                  Yên Dũng, chặn đường vế nước của sứ bộ Phan Sĩ Thục, vì vậy Nguyễn Oai bị
                  giáng chức. Vua Tự Đức lại sai tham tán Tôn Thất Thuyết mang quân tới đánh

                  dẹp, tuy có quân và voi nhiều gấp đôi, súng ống tốt và đầy đủ, nhưng Tôn Thất

                  Thuyết vẫn chưa thắng được trận nào, lại bị giáng cấp. Sau trận Cổ Loa đầu năm
                  1875 Đại Trận kéo quân về Đông Lỗ - Hiệp Hoà, nghỉ ngơi, lại tách một bộ

                  phận do Đề Dương chỉ huy sang đóng ở Ngọc Nham (Ngọc Thiện). Tôn Thất
                  Thuyết nắm được tình hình đã tập trung binh lực đánh vào Đông Lỗ. Đại Trận

                  mải vui khinh địch, khi thấy nguy vội sai người đi báo cho Đề  Dương, người
                  mang giấy bị quân triều đình bắt được. Vòng vây thắt chặt. Đại Trận và nghĩa

                  quân cố sức chiến đấu gần trọn một ngày, cuối cùng biết không thể đối địch

                  được nữa và đã rút gươm tự sát.










                                                              25
   20   21   22   23   24   25   26   27   28   29   30