Page 23 - 27.9 Sách trai Cầu Vồng Yên thế
P. 23
tướng của Dương Đình Cúc bị giết, ông bị thương, chạy đến đầu làng Lan
Thượng thì bị chết, dân làng lập miếu thờ gọi là miếu Dương Đình Cúc.
3. Cuộc khởi nghĩa do ông Nguyễn Đình Khuyến làm thủ lĩnh (1824-1826)
Ông người Ngô Xá (nay thuộc xã Cao Xá) năm 1824 ông đã mộ quân,
mua sắm vũ khí và làm lễ tế cờ khởi nghĩa tại cánh đồng Ngô Xá, rồi xuất quân
đánh phá nhiều đồn luỹ của triều đình, và đã giành được thắng lợi. Đến năm
1826 trong trận kịch chiến với quân triều đình ở Cổ Đèo (nay thuộc làng Lai, xã
Nghĩa Trung, huyện Việt Yên) trong thế không cân sức, nghĩa quân bị tan vỡ và
ông đã bị tử trận. Nghĩa quân đem ông về an táng tại làng Nguộn, dân làng đã
lập đền thờ ông và 2 tướng lĩnh là Nguyễn Đình Triều và Nguyễn Đình Hữu, gọi
là đền Ba Quan lớn.
4. Cuộc khởi nghĩa do ông Tạ Văn Thái làm thủ lĩnh (1830-1833)
Ông là người làng Tè - Vân Cầu (nay thuộc xã Song Vân), đã mộ quân và
dựng cờ khởi nghĩa tại đình Vồng năm 1830. Nghĩa quân đã suy tôn ông là Thống
Thái, ông đã tập trung các lò rèn trong vùng để rèn vũ khí, khai hoang, cấy lúa, tích
trữ lương thực, mọi người nô nức ứng nghĩa, kể tới hàng mấy nghìn người. Ông đã
đem quân đi đánh các đồn của quân triều đình, mở rộng căn cứ sang vùng Yên
Phong, Hiệp Hoà, Kim Anh, Đa Phúc, Vĩnh Yên. Thanh thế nghĩa quân lừng lẫy,
nhân dân hưởng ứng ngày càng đông. Quân triều đình đã phải tập trung lực lượng
mở cuộc tấn công, nhưng ông biết được âm mưu đó, kéo quân sang lập căn cứ ở
vùng Yên Trạch và hoạt động ở Vĩnh Yên, Phúc Yên. Kẻ địch không bắt được ông,
đã hèn hạ tàn sát dân làng rất dã man, chất xác thành đống, đổ dầu vào đốt, nay dân
làng Tè còn gọi nơi đó là Bãi Cháy, ông đã xây dựng căn cứ ở vùng Quảng Nạp,
Yên Trạch, Thái Nguyên và đã mất ở đó. Cuộc khởi nghĩa tồn tại tới năm 1833 (có
tư liệu nói tồn tại tới năm 1845 mới chấm dứt).
5. Cuộc khởi nghĩa do ông Dương Văn Cán làm thủ lĩnh năm 1833
Ông là người làng Giã-Mục Sơn (nay thuộc thị trấn Cao Thượng). Năm
1833, ông đã cùng bố con ông Trần Đức Huệ và Trần Đình Trạch, với vài trăm
nghĩa quân đã dựng cờ khởi nghĩa và đánh phá phủ đường Yên Thế, gây cho
quân triều đình nhiều tổn thất.
Sách "Đại Nam thực lục chính biên" đã chép về cuộc khởi nghĩa này như
sau:. .. "Vài trăm tên đã đánh phá nha huyện Yên Thế, thả tội phạm, đốt các
công văn, đoạt lấy ấn kiếm đồ ký của phủ huyện, rồi rút vào rừng núi Thái
23