Page 21 - 27.9 Sách trai Cầu Vồng Yên thế
P. 21

Giáp Hải, Nguyễn Giản Thanh; "cô trung" với nhà Lê như Đàm Thận Huy, Vũ

                  Duệ; theo Nguyễn như Đào Duy Từ; theo nhà Tây Sơn như Nguyễn Thưởng,
                  Ngô Thì Nhậm, đều được lịch sử công bằng đánh giá bởi vì họ đều là những con

                  người trong sáng cả về tâm hồn và hành động. Trong thời kỳ này huyện Tân

                  Yên cũng có nhiều nhân kiệt xuất hiện và con đường đi của họ cũng có khác
                  nhau, như các Quận công họ Dương và 4 tiến sĩ thì phù Mạc; các võ tướng họ

                  Giáp, họ Nguyễn thì phù Lê-Trịnh, thậm chí Dương Đình Tuấn đã phù Lê Chiêu

                  Thống, nhưng lịch sử đều đã công bằng phán xét, cái chính là họ đã phù ai là
                  phù đến cùng, không cơ hội, thậm chí cả tính mạng của họ cũng không hề tiếc.

                        Một điểm nổi lên nữa là: Tấm lòng của các ông đối với nhân dân, đối với
                  quê hương. Mặc dù đó là những ông quan một thời quyền cao chức trọng, nhưng

                  vẫn gần dân, gắn bó với nhân dân, sẵn sàng chia bùi sẻ ngọt với nhân dân khi
                  gặp khó khăn. Đó là những tấm gương về nhân cách của những con người quê

                  mình khi vinh hiển.

                        Đáng chú ý là có 2 vị quan giữ chức Thái Bảo, thuộc hàng nhất phẩm triều
                  đình, có địa vị ngang với Tể tướng, đó là ông Nguyễn Vĩnh Trinh, quan văn và

                  ông Giáp Trinh Tường (Nguyễn Giáp Thái) là quan võ, ngày nay bụi thời gian

                  đã phủ mờ. Chúng ta biết rất ít về các ông, nhưng với chức vụ đó chắc chắn các
                  ông đã đóng góp phần tích cực của mình cho đất nước và chúng ta có quyền tự

                  hào về các ông.

                        IV. THỜI NHÀ NGUYỄN VÀ THỜI THUỘC PHÁP (1802-1945)
                        Trong khoảng hơn 100 năm (1811 đến 1913) ở huyện Tân Yên đã có 8
                  cuộc khởi nghĩa. Vì vậy trước tiên cần phải có cái nhìn khái quát về thời kỳ này:

                  Đó là thời nhà Nguyễn gồm 11 đời vua, từ vua Gia Long đến vua Duy Tân,

                  trong đó vua Gia Long ở ngôi 17 năm thì đã gặp phải hơn 50 cuộc khởi nghĩa,
                  vua Minh Mệnh ở ngôi 20 năm thì có 200 cuộc, vua Thiệu Trị ở ngôi 7 năm có

                  gần 50 cuộc, còn vua Tự Đức trong 35 năm ở ngôi thì khắp nước loạn lạc như

                  rươi. Vua Tự Đức được tiếng là có hiếu và yêu văn học, nhưng do sự hạn hẹp
                  của tầm nhìn sự độc đoán trong cai trị và nhất là sự bảo thủ trước thế sự đổi

                  thay, đã mang lại cho đất nước không biết bao nhiêu tai họa. Bên trong thì dân

                  chúng bị bóc lột cùng kiệt, bên ngoài thực dân Pháp lợi dụng tình hình đó, đưa
                  quân đánh phá cướp dần từng mảnh đất của Tổ quốc. Nhất là từ khi quân Pháp

                  xâm lược Bắc Kỳ lần thứ nhất (1873) thì từ đó về sau các cuộc khởi nghĩa đã
                  diễn ra ngày càng nhiều và quy mô ngày càng lớn.

                        Trong điều kiện đó, ở Tân Yên đã có 8 cuộc khởi nghĩa.




                                                              21
   16   17   18   19   20   21   22   23   24   25   26