Page 20 - 27.9 Sách trai Cầu Vồng Yên thế
P. 20
Bia còn ghi rõ: Khi ông được chịu ơn vua nhận chức Thiên hộ phiên kiêm
thuỷ sư và trông nom đội quân cấm trong triều được nhà vua gia phong ban
thưởng cho vàng bạc, cho ruộng lập ấp, ông đã đem số vàng bạc này và cả ruộng
đất chia cho mọi người trong ấp cũng được hưởng, ông đã cho dân 2000 quan
tiền, 220 mảnh ruộng cấy lúa, 71 mảnh ruộng gieo mạ, 1 ao cá...
- Ông Dương Đình Bột, người làng Dương Lâm, thuộc xã Dương Lâm, tổng
Nhã Nam (nay thuộc xã An Dương, huyện Tân Yên), trước ông là cai tổng Nhã
Nam, vua Mạc thấy là người có tài trí, nên đã phong ông là Quận công, ông đã
mở xưởng đúc tiền, khi công việc đang phát đạt thì được lệnh vua cầm quân đi
đánh giặc, không may ông bị thua trận, bị giam vào ngục chờ ngày xét xử, may có
xa giá của vua (Mạc) đi qua, ông đã làm bài thơ dâng vua, vua cảm kích và tha
chết cho ông.
- Ông Dương Đình Tuấn người làng Dương Lâm thuộc xã Dương Lâm,
tổng Nhã Nam (nay là xã An Dương).
Khi nghĩa quân Tây Sơn tiến vào Thăng Long, Lê Chiêu Thống và Nguyễn
Hữu Chỉnh phải bỏ kinh thành, vượt sông trốn lên Kinh Bắc, đến Kinh Bắc thì
quân lính trốn gần hết, quan trấn thủ Kinh Bắc là Nguyễn Cảnh Thước lừa Chiêu
Thống cướp hết voi ngựa hành lý, các quan tuỳ tùng cũng bỏ chạy gần hết. Hữu
Chỉnh dắt Chiêu Thống chạy lên vùng chợ Mọc (Tân Yên ngày nay) thổ hào
vùng này là Dương Đình Tuấn mang quân tới hộ vệ. Quân đội Tây Sơn do tướng
Nguyễn Văn Hoà chỉ huy tiến quân đuổi kịp. Nguyễn Hữu Du (con Chỉnh) dàn
trận ở cánh đồng chợ Mọc, cùng cha con Dương Đình Tuấn chống lại. Quân Tây
Sơn bắn hoả hổ tiến lên diệt được Nguyễn Hữu Du, Dương Đình Tuấn vội đưa
Chiêu Thống chạy thoát và ông đã được Lê Chiêu Thống phong làm trấn thủ
Kinh Bắc-Thái Nguyên.
Khi Chiêu Thống phạm sai lầm: Cử sứ thần đi cầu cứu quân Mãn Thanh,
29 vạn quân Thanh (8) tiến vào Thăng Long và đã bị quân Tây Sơn đánh cho tan
tành. Chiêu Thống đã cùng tàn quân Thanh chạy sang Trung Quốc. Trong tình
hình đó Dương Đình Tuấn vẫn tập hợp lực lượng hoạt động, chống đối lại nhà
Tây Sơn trong 3 năm ở vùng Thái Nguyên và Kinh Bắc, sau bị tướng Vũ Văn
Dũng đánh tan và ông bị chết ở rừng làng Bạt.
Nhìn lại tổng quát của thời kỳ này, ta thấy: Cũng như bình diện của cả
nước, các quan văn quan võ phù Mạc như trạng nguyên Nguyễn Bỉnh Khiêm,
8 Theo Hoàng lê nhất thống chí thì quân Thanh kéo sang là 50 vạn (5162) và số bị diệt là 27 vạn (5195)
20