Page 22 - 27.9 Sách trai Cầu Vồng Yên thế
P. 22
1. Cuộc khởi nghĩa do ông Nguyễn Văn Liễu làm thủ lĩnh năm 1811
Ông là người làng Ngọc Nham (nay thuộc xã Ngọc Thiện), đã tổ chức kết
ước với làng Lê (tức làng Thễ, xã Lan Giới ngày nay), dựng cờ khởi nghĩa tại
đình làng này, rồi xuất quân đánh phá các vùng xung quanh, lan sang các vùng
Việt Yên, Kim Anh, Đa Phúc. Sau đó ông kéo quân về núi Ngọc Nham, chiêu
tập thêm binh sĩ, mua sắm thêm vũ khí, và tiếp tục tiến sang phía đông bắc, miền
Lục Nam, Lục Ngạn.
Trong một trận ác chiến với quân triều đình ở Bình Ải (Lục Ngạn) ông bị
thương nặng, phải rút về căn cứ Ngọc Nham và mất ở đó, nhân dân địa phương
đã lập đền thờ ông.
Ảnh: Đền thờ Nguyễn Văn Liễu, thôn Ngọc Nham, xã Ngọc Thiện
2. Cuộc khởi nghĩa do ông Dương Đình Cúc làm thủ lĩnh (1826-1846)
Ông người làng Dương Lâm (nay thuộc xã An Dương). Ông dựng cờ khởi
nghĩa tại đình Dương Lâm và kéo quân lên xây dựng căn cứ tại núi Hàm Rồng
thuộc xã Đức Lân (huyện Phú Bình, Thái Nguyên) vào năm 1826. Con gái ông
là Dương Thị Thảo cũng theo cha, tham gia cuộc khởi nghĩa (theo cuốn Chân
dung các vua nhà Nguyễn, tập 1, trích dẫn "Đại Nam thực lục chính biên" và
"Quốc sử di biên", thì Dương Đình Cúc nổi dậy năm 1806 bị đàn áp, đến năm
1810, lại nổi dậy ở vùng Thái Nguyên, triều đình không đàn áp được). Nghĩa
quân đã hoạt động rộng khắp ở các huyện Yên Thế, Phú Bình, Hữu Lũng, Võ
Nhai, tổ chức nhiều trận đánh du kích, làm cho quân triều đình khốn đốn. Cuộc
khởi nghĩa này đã kéo dài 20 năm (theo Chân dung các vua nhà Nguyễn thì là
40 năm). Tới mùa xuân 1846, Đề Cúc và các tướng lĩnh về dự hội làng Lềnh ở
chân núi Hàm Rồng bị quân triều đình phục kích, 2 bên đánh nhau quyết liệt, 2
22