Page 24 - 27.9 Sách trai Cầu Vồng Yên thế
P. 24
Nguyên, đồng tri phủ Lạng Giang kiêm lý huyện vụ là Phạm Minh Duê, Thí thụ
huyện Thừa Lý Đăng Khoa đều lập tức bị cách, nhưng được lưu lại làm việc
nhận trách nhiệm đi bắt kẻ phạm, bố chánh Nguyễn Khắc Hài, án sát Trần Thế
Nho và lãnh binh Trần Đình Dị đều bị giáng một cấp".
6. Cuộc khởi nghĩa do ông Nguyễn Văn Tường làm thủ lĩnh (1866-1874)
Ông quê ở làng Châu xã Ngô Xá (nay là xã Cao Xá), mùa xuân năm 1866
ông tập hợp lực lượng nghĩa quân và thu nạp được một số thủ lĩnh còn lại của
cuộc khởi nghĩa Cai Vàng, dựng cờ khởi nghĩa và lập căn cứ ở Vệ Linh (Đa
Phúc). Quân khởi nghĩa đã đánh nhiều trận, sang cả Kim Anh, Đa Phúc, nghĩa
quân có tới hàng nghìn người, ông đã mở cuộc tấn công hạ thành phủ Mọc,
chiếm núi Mỏ Thổ, tiến về vây hãm thành Bắc Ninh, ngược lên vùng Hữu Lũng,
mở rộng suốt một dải Yên Thế, Hữu Lũng, Lục Ngạn, Bảo Lộc, Phượng Nhỡn,
Yên Dũng, Việt Yên, Hiệp Hòa, Kim Anh, Đa Phúc.
Năm 1868 Ngô Côn mang một lực lượng thổ phỉ lớn kéo vào Lục Ngạn tìm
cách bắt tay với nghĩa quân Quận Tường, và ông đã phạm sai lầm khi bắt tay với
chúng. Đến năm 1869 Ngô Côn bị chết trận ở Bắc Ninh. Quân triều đình do
Hoàng Kế Viêm chỉ huy đã tấn công nghĩa quân nhiều trận ở Quán Tĩnh (Đông
Ngàn) Tiên Dược (Kim Anh). Năm 1870 Tri phủ Từ Sơn là Trương Quang Đản
đã nhiều lần đánh vào căn cứ của nghĩa quân ở Kim Anh. Đa Phúc. Năm 1871,
Quận Tường lại thu nhập một số toán quân Thái Bình Thiên Quốc và năm sau
đánh một trận rất lớn ở Đoan Bái (Hiệp Hoà) gây cho quân triều đình nhiều tổn
thất nặng nề. Tự Đức phái Nguyễn Oai - Tổng đốc Bắc Ninh nhảy vào vòng
chiến, và đặt ra những món thưởng rất lớn cho người bắt hoặc giết được Quận
Tường. Sau trận thắng 1872, Quận Tường kéo quân về xây dựng căn cứ Tuấn
Đạo (Sơn Động) liên kết với thủ lĩnh Nhiên rồi kéo quân về đóng tại xã Vân Trì
(Từ Sơn), Nguyễn Oai điều động binh lực tới đánh, nghĩa quân bị thua phải rút
lui để bảo toàn lực lượng.
Triều đình phái tri phủ Trịnh Văn Tường lên đồn Thành Thang thuyết phục
Quận Tường về hàng. Ông đã khẳng khái trả lời: "Chí tôi muốn dựng non sông,
cứu dân ra khởi cái vòng khổ đau, về hàng thân kiếp ngựa trâu, trăm năm liệu
có cất đầu được lên" (trích vè Quận Tường), và bắt giữ tri phủ, nhắn người nhà
phải mang vàng đến chuộc. Bố nuôi Trịnh Văn Tường là Nguyễn Huy Bính lúc
đó làm thượng thư bộ công đã huy động một lực lượng lớn đến cứu nhưng vô
24