Page 28 - 27.9 Sách trai Cầu Vồng Yên thế
P. 28

- Bà Nguyễn Thị Vinh ở Hoà Mục (Hợp Đức) cùng chồng bị chúng bắt, đi

                  khuân vác của cải do chúng cướp được, tới Đức Lân, bà đã lập mưu cùng dân
                  làng (bị bắt) xông vào giết chúng và trở về.


                        Qua cuộc chiến đấu chống bọn thổ phỉ Tàu, đã tôi luyện cho nhân dân vững
                  tin ở sức mình, nhiều làng chiến đấu rất kiên cố đã được xây dựng, nhiều thủ

                  lĩnh trong cuộc chiến đấu này đã bộc lộ tài năng và nhiều người sau đó đã trở

                  thành các tướng lĩnh trong cuộc khởi nghĩa Yên Thế.

                          9. Cuộc khởi nghĩa Yên Thế do Lương Văn Nắm, sau đó là Hoàng

                  Hoa Thám làm thủ lĩnh (1884-1913)

                          - Ông Lương Văn Nắm quê ở làng Hả, xã Thế Lộc (nay là xã Tân Trung).

                  Ngày 16/3/1884 sau trận tập kích quân Pháp tại Đức Lân (Phú Bình) thắng lợi,
                  ông đã tổ chức lễ tế cờ tại đình làng Hả (xã Tân Trung) chính thức phát động

                  cuộc khởi nghĩa vũ trang của nhân dân Yên Thế. Ông là một thủ lĩnh có tài về tổ
                  chức và quân sự, chủ trương sử dụng hệ thống làng chiến đấu có sẵn ở các xã

                  trong  huyện,  kết  hợp  xây  dựng  những  căn  cứ  vững  mạnh  như  căn  cứ  Khám
                  Nghè, Hố Chuối.


                        Trong 8 năm (từ 1884 đến 1892) là thời kỳ giữa nghĩa quân và thực dân
                  Pháp đều có những nỗ lực lớn, mong "xoay chuyển thế trận" về phía mình.


                        Về phía nghĩa quân, đó là thời kỳ củng cố và phát triển lực lượng, mở rộng
                  địa bàn hoạt động. Nhiều thủ lĩnh nghĩa quân ở các nơi đã về tụ hội, nhất là khi

                  Bá Phức và Đề Thám rời cuộc khởi nghĩa của Cai Kinh trở về, thì thanh thế của

                  nghĩa quân ngày càng mạnh và địa bàn hoạt động càng được mở rộng. Sau hội
                  nghị tháng 8/1888 tại Dĩnh Thép đã cử ra bộ chỉ huy thống nhất, thì nghĩa quân

                  đã đánh nhiều trận và giành được thắng lợi.

                        Về phía quân Pháp, ngay từ cuối năm 1885, đã có nhiều đợt tập trung quân

                  tiến đánh hòng đè bẹp nghĩa quân, như trận tấn công vào làng Lèo tháng 12 năm
                  1885 của 300 bộ binh; trận Cao Thượng-Luộc Hạ-Hố Chuối tháng 11/1890 của

                  4 đạo quân với trên 500 quân, nhưng vẫn bị thất bại. Riêng ở Hố Chuối, chúng
                  đã tấn công 4 lần (từ tháng 12/1890) đến tháng 2/1891) mỗi đợt từ 500 đến 1000

                  quân, nhưng nghĩa quân vẫn tồn tại và phát triển thế lực. Sau những trận này

                  chúng chuyển sang xây dựng đồn bốt để bao vây nghĩa quân và tăng cường lực
                  lượng trên 7500 lính. Từ tháng 12/1891 đến tháng 3/1892 chúng mở một đợt tấn

                  công lớn vào phòng tuyến sông Sỏi. Trong 6 tháng đã tung vào đây 6000 quân,





                                                              28
   23   24   25   26   27   28   29   30   31   32   33