Page 32 - 27.9 Sách trai Cầu Vồng Yên thế
P. 32

nghĩa quân và tướng lĩnh Đề Hả trịnh trọng tuyên bố cuộc khởi nghĩa vũ trang

                  của nghĩa quân Yên Thế chống thực dân Pháp xâm lược, kể từ nay chính thức
                  bắt đầu.


                        2. Hà Thị Nhẩy (vợ cả Đề Nắm): Em gái ông Đốc Hậu, sinh được một con
                  trai là Lương Văn Lộc. Bà tham gia nghĩa quân và là người liên hệ bắt mối với 3

                  cánh quân về với cuộc khởi nghĩa Yên Thế, liên hệ với Lưu Kỳ (Lục Ngạn) giúp

                  đỡ nhiều vũ khí. Bà và 6 nghĩa binh đã hy sinh trong một cuộc chiến đấu với
                  giặc ở Lập Chí, được dân ở đó lập miếu thờ (Miếu Bẩy Nghĩa sĩ).


                        3. Bà Cậy (vợ ba Đề Nắm) con ông Cai Khanh ở làng Cao Thượng, khi
                  nghe tin chồng chết, bà đã cắt tóc ngắn, mặc giả trai, tham gia chiến đấu để trả

                  thù cho chồng.

                        4. Dương Phùng Xuân (Đề Thị) gốc ở làng Dương Lâm, lên ở làng Thị,

                  ông tham gia nghĩa quân ngay từ đầu, phụ trách binh lương và trị an, đã bắt giữ
                  và trừng trị một số tên do thám. Ông xây dựng căn cứ ở làng Thị, và có công

                  trong trận Luộc Hạ, Hố Chuối, về già ông mất tại làng.

                        5. Hà Văn Đoài (Đốc Hậu) quê gốc ở Thanh Hoá đến ở làng Đanh, tham

                  gia nghĩa quân từ đầu, có em gái là bà Nhẩy lấy ông Đề Nắm, sau Pháp đã lừa
                  bắt vợ con ông và đưa tin: Nếu ông không hàng thì sẽ giết vợ con. Khi ông ra

                  hàng chúng đã bắt đi tù ở Thái Nguyên, khi nổ ra cuộc khởi nghĩa của Đội Cấn

                  ông đã đi theo và hy sinh ở vùng Hùng Sơn, Vĩnh Phúc.

                        6. Lương Văn Lục (Lãnh Lục): Người làng Hả, tham gia nghĩa quân từ

                  đầu, khi ông Đề Nắm đem quân đi chiến đấu, ông chịu trách nhiệm cai quản
                  công việc ở nhà, đã tham gia nhiều trận đánh, khi nghĩa quân thất bại ông vác

                  súng về nhà và chết già ở làng.

                        7. Tạ Văn Tâm: Người làng Thế Lộc (làng Hả), Tân Trung, tham gia nghĩa

                  quân Đề Thám, ra hàng năm 1909.

                        8. Hà Văn Hậu ( Quản Hậu): Người làng Thế Lộc( làng Hả), Tân Trung,

                  là thủ hạ lâu năm nhất của Đề Thám, ông từng tham gia nhóm quân của Lý Thu

                  đánh Pháp các trận ngày 11/2/1909. Ông gắn bó với Đề Thám từ lâu, đóng đồn ở
                  Đồng Mơ, nơi có lò nấu rượu lớn ở Phồn Xương.


                        9. Lương Văn Lộc (Khán Lộc): Người làng Thế Lộc (làng Hả), Tân Trung,
                  con trai của Lương Văn Nắm tham gia nghĩa quân với Đề Thám khi Đề Nắm






                                                              32
   27   28   29   30   31   32   33   34   35   36   37