Page 35 - 27.9 Sách trai Cầu Vồng Yên thế
P. 35
binh, sau hợp với nghĩa quân Yên Thế, trong trận chiến đấu ở Cao Thượng
(1890) ông dũng cảm đánh địch, về già mất ở quê.
17. Thân Đức Luận (Thống Luận) người làng Trũng, tham gia cuộc khởi
nghĩa từ đầu, có tài. Đầu hàng Pháp sau trận Cát Nê (9/4/1896) nhưng vẫn có
mới liên hệ với nghĩa quân.
Ảnh: Ông Thống Luận
18. Nông Văn Cẩm, quê làng Bằng Cục Yên Thế. Ông vốn họ Trần Văn
Cẩm. Ông được Đề Thám giao cho lên Quỳnh Động, Na Lương xây dựng căn
cứ, chỉ huy các Na từ Na Lương, sang Na Bì, Na Cổ đến Cầu Muối, Hòe Lâm,
trại Gạo lên Thái Nguyên và cũng từ Na Lương lên Nà Dẻo rồi Na Lanh, thông
lên Hữu Lũng, rồi theo về Đề Thám chống Pháp, ông hy sinh trong trận đánh ở
Vĩnh Yên năm 1909.
3– XÃ CAO XÁ
19. Thân Đình Dinh (Cả Dinh) người làng Dinh là một tướng trẻ trong bộ
chỉ huy nghĩa quân, được ông Đề Thám tin cậy phong là chánh Thống lĩnh, đóng
quân ở Bắc dinh, cách đồn Phồn Xương 1 km, ông bắn rất giỏi và chiến đấu rất
gan dạ.
Năm 1909 Pháp mở cuộc tấn công lớn vào Yên Thế, ông nhận lệnh đem
một đơn vị nghĩa quân đánh sang Phú Yên để gây thanh thế cho nghĩa quân và
phân tán lực lượng địch. Sau trận Núi Sáng ông cùng 10 nghĩa quân quay trở lại
để thu hút lực lượng địch. Ngày 20/11/1909 ông bị 100 lính địch tấn công và
bao vây, nghĩa quân hết đạn, trong lúc quân tiếp viện đã rút, ông lại bị thương,
nên cuối cùng phải ra hàng. Chúng định mua chuộc ông nhưng không được, nên
tháng 1/1910 đã đưa ông đi đầy.
35