Page 40 - 27.9 Sách trai Cầu Vồng Yên thế
P. 40
Sau khi thất trận Phồn Xương (Yên Thế), ông bị lạc đường một mình, nên phải
ra hàng giặc, giặc xử án tù 13 năm, sau giảm xuống 6 năm, hết hạn tù ông về
quê làm ăn và mất năm 1941.
37. Dương Đình Cán (Cai Cán) người làng Dinh, đội quân của ông được
dân tin cậy và bảo vệ, ông hy sinh trong một trận chiến đấu ở vùng Đại Hoá.
38. Dương Đình Cường (Cai Cường) người làng Dinh, trong trận đánh ở
làng Dinh, ông bị Pháp và Bang Uông bắt và xử bắn tại Lăng Cao cùng với bố là
cụ Dương Đình Binh.
39. Nguyễn Văn Thế người làng Ngô Xá (Yên Thế) con của Đốc Định 1
tướng nổi tiếng của Đề Thám. 1897 khi cha chết được Đề Thám nhận về nuôi
trở thành nghĩa quân, ra hàng 6/10/1909.
40. Hoàng Văn Mưu (Đỗ Mưu) người làng Ngô Xá là thầy đồ con Cả Trọng.
– tối ý . Là thầy đồ dạy con của Cả Trọng
4- XÃ SONG VÂN
41. Tạ Văn Khấu (Thống Ngò) người làng Ngò (Vân Cầu) ông là con thứ 5
trong 1 gia đình, trước đi lính triều đình hết hạn về làng làm việc giữ chức chánh
Tổng, Vân Cầu, dân gọi ông là Chánh Ngũ. Ông có tài bắn súng được Đề Thám
mời tham gia nghĩa quân Yên Thế và được phong cho chức Thống, còn gọi là
Thống Ngò, một trong những chỉ huy nghĩa quân Đề Thám, Thống Luận, Thống
Ngò. Năm 1894, khi thực dân Pháp tìm cách thương lượng với Đề Thám để
phóng thích cho Sét nay và Lô-ghi-u bị nghĩa quân bắt được. Đề Thám, Thống
Luận, Thống Ngò ra điều kiện để bước vào bàn đàm phán là: Pháp triệt tiêu các
đồn binh ở Yên Thế. Cuối cùng công sứ Bắc Ninh đã phải chấp nhận điều kiện
này; Thống Ngò là thống lĩnh cao cấp của nghĩa quân là người có tài thao lược
chỉ huy nghĩa quân đánh thắng nhiều trận. Năm 1909 nghĩa quân tan vỡ nhưng
ông vẫn chiến đấu đến cùng.
42. Tạ Văn Công (Đề Công) người làng Ngò tham gia nghĩa quân từ cuộc
khởi nghĩa Đại Trận. Đánh Pháp nhiều trận ở Thúy Cầu, Ngọc Vân, Bằng Cục,
Ngọc Châu. Sau đó ông hoạt động biệt lập ở vùng Thái Nguyên cho đến năm 1895
hợp binh với nghĩa quân Yên Thế. Ông đã chỉ huy nhiều trận đánh lớn ở Hùng Sơn,
Phổ Yên, Thái Nguyên. Nhất là trận kịch chiến ngày 21-2-1896 tại Trại Tre, Dốc
Nghè, Yên Thế. Ông cùng Đề Thám và 1 số tướng lĩnh khác trực tiếp chỉ huy chiến
đấu. Tháng 12-1906 ông Phan Bội Châu ở Nhật về được Đề Công giới thiệu gặp
Đề Thám và được đón tiếp long trọng. Năm 1909 căn cứ của ông bị Pháp bất ngờ
40