Page 45 - 27.9 Sách trai Cầu Vồng Yên thế
P. 45
28/7/1892.
75. Trần Văn Viễn (Quản Viễn) người làng Bùi, tham gia nhiều trận đánh
ở Cao Thượng, làng Sặt, Luộc Hạ, năm 1890 được giao nhiệm vụ về làng gây
dựng cơ sở, tổ chức dân binh, có lần ông Thám về bàn công việc, kẻ xấu đi báo,
địch tới bao vây, 2 ông đã lập mưu trốn thoát, sau một thời gian ông lại về làng
tổ chức dân binh, bị lộ, địch tới bao vây, bắt được ông đưa về Bắc Giang tra tấn
dã man, cuối cùng chúng đã giết ông bằng hình phạt tùng xẻo.
76. Hoàng Văn Cầu (Đội Cầu) người làng Đầu Cầu, nhà nghèo, đi theo
nghĩa quân, đánh nhiều trận, là một trong những người đi bảo vệ Đề Thám ra
Cao Thượng hoà đàm với Pháp. Khi nghĩa quân tan vỡ ông đưa vợ con lên làng
Nứa xã Đồng Lạc và sau mất ở đó.
77. Nguyễn Văn Trạm (Đội Trạm) người làng Giã, tham gia nghĩa quân ở
đơn vị ông Tống Hoè, trong lần đi xuống Tân Độ - Yên Dũng làm công tác binh
lương, bị lý trưởng lừa giết ông Tống Hoè và 11 nghĩa binh, ông gác ở ngoài đã
chạy thoát về Yên Thế báo cáo tình hình, để thủ lĩnh xử lý, ông mất ở quê.
78. Nguyễn Văn Quần (Tổng Quần) người làng Hạ, làm phó tổng tham gia
nghĩa quân, làm nhiệm vụ binh lương, bị lộ Pháp cho quân tới bắt, dẫn về Bắc
Giang, đi tới cầu Kim Tràng ông đã nhảy xuống ngòi tự tử (mùa nước lớn).
79. Hoàng Văn Quán người làng Đầu Cầu, xã Cao Thượng, định cư ở làng
Nứa xã Đồng Lạc. Ông tham gia nghĩa quân cùng Đề Thám ra Cao Thượng bàn
hòa với Pháp không thành, trở về Hố Chuối năm 1894. Ông tham gia đánh Pháp
ở Phồn Xương - Vĩnh Yên kết thúc cuộc khởi nghĩa ông không chịu ra hàng, trở
về làng Nứa, ông sống 93 tuổi.
80. Đốc Nhị, người làng Cao Thượng
81. Nguyễn Văn Hòe (Tổng Hòe) phó tổng làng Mục Sơn, ông tham gia
nghĩa quân Đề Thám, lo phần lương thực, ông bị sát hại tại làng Tân Độ, Yên
Dũng ngày 11/4/1891. (12)
11- THỊ TRẤN NHÃ NAM
82. Dương Văn Truật (Đề Truật, Đề Chuông) người làng Chuông Nhã Nam
tham gia chống Ngô Côn, khởi nghĩa Hoàng Đình Kinh, khởi nghĩa Yên Thế từ
những ngày đầu nên gọi là Đề Chuông. Khi Lương Văn Nắm xây dựng căn cứ
12 Theo lịch sử Đảng bộ xã Cao Thượng cũ thì tham gia khởi nghĩa Yên Thế trên địa bàn xã còn có nhân vật Bà Nguyễn Thị
Soạn, ủng hộ tiền bạc cho nghĩa quân Đề Thám đánh giặc.
45