Page 50 - 27.9 Sách trai Cầu Vồng Yên thế
P. 50
118. Nguyễn Văn Mai (Lãnh Mai) người làng Ngọc Nham, tham gia nghĩa
quân từ cuộc khởi nghĩa Đại Trận, rồi về với cuộc khởi nghĩa Yên Thế, được
giao công việc quản lĩnh binh lương ở địa phương, ông mất ở quê.
119. Nguyễn Văn Kiều (Đề Kiều), người làng Trung. (16)
18-XÃ PHÚC HOÀ
120. Lương Văn Cúc (Đề Cúc) người thôn Phúc Đình, tham gia nghĩa
quân từ đầu, chỉ huy phục kích đánh thắng giặc ở vườn Sồi (Phúc Lễ), sau
không rõ vì lý do gì ông đã giết Lãnh Thuỷ, rồi phải đi trốn tránh, khi nghĩa
quân thất bại, ông trở về làng làm ăn và mất ở quê.
121. Lương Văn Thuỷ (Lãnh Thuỷ) người làng Đìa, trong đội quân của Đề
Cúc, chiến đấu nhiều trận, sau không rõ vì lý do gì bị Đề Cúc giết.
122. Ngô Văn Thìn (Lãnh Thìn) người làng Quất Du, tổ chức dân binh xây
đồn Quất Du, quản lĩnh cả vùng, năm 1909 bị Pháp bắt bỏ tù ở Thái Nguyên,
sau về nhà và chết ở quê.
123.Vi Văn Bàn (Quản Ẩm) người làng Phúc Lễ, chỉ huy dân binh đánh
Pháp, bị chúng bắt 3 lần đều tìm cách trốn thoát, đã cùng đội Bằng, đội Gừng,
đội Mềm phối hợp với quân cả Huỳnh đánh Pháp tại Vườn Sồi thu nhiều súng
đạn, về già ông mất ở quê.
124. Vi Văn Bằng (Đội Bằng) người làng Phúc Lễ, tham gia nghĩa quân từ
đầu, chiến đấu nhiều trận, trận làng Còn ông cùng 12 nghĩa quân diệt được nhiều
địch, sau khi nghĩa quân tan vỡ ông về làng và mất ở quê.
125. Nguyễn Văn Thịnh (Đề Thịnh) người làng Quất Du, Yên Thế
từng làm tá điền của Đề Thám ở Phồn Xương, ra hàng 13/5/1909.
20- XÃ HỢP ĐỨC
16 Theo lịch sử Đảng bộ xã Ngọc Thiện: Điển hình của phong trào chống Pháp là những đóng góp quan trọng của làng Ngọc
Cục, Ngọc Nham, trong cuộc khởi nghĩa Yên Thế.
Thân Văn Phức, người Ngọc Cục làm chức dịch, giàu có trong làng đã tập hợp những người yêu nước tổ chức tế cờ ở làng Mỗ.
Hoàng Hoa Thám là người ở, nhận ông Thân Văn Phức làm cha đỡ đầu. Do có sức khẻ dũng mãnh và mưu trí, từ 1 cậu bé chăn
trâu ở cánh đồng làng Mỗ, làng Chè, Hoàng Hoa Thám đã trở thành ồng đề mưu trí trong cuộc khởi nghĩa do Đại Trận làm thủ
lĩnh. Lúc đó Đề Thám 20 tuổi chỉ huy nghĩa quân ở căn cứ Ngọc Nham. Hoàng Hoa Thám lấy bà Nguyễn Thị Tảo người làng
Chè về làm vợ. Sinh hạ được con cả Nguyễn Đức Trọng ( Cả Trọng ) sau này trở thành tướng giỏi của nghĩa quân. Cả Trọng lấy
vợ là cô Thao người làng Mỗ. Ông Đề Gạo người làng Trũng lấy cô Tứ người làng Chè. Trong suốt thời kỳ đầu, Mỗ , Chè trở
thành căn cứ của nghĩa quân.
Mặc dù Pháp đóng đồn binh ở Bỉ Nội, nhân dân vẫn tích cực tham gia nghĩa quân, nhiều người được phong chức Đề, Lãnh,
Đốc. Tiêu biểu như ông Lãnh Mai người Ngọc Nham. Đề Kiều, Đốc Xuyết (tức Nguyễn Văn Xuyết ), Đốc Bình (Nguyễn
Văn Bình ), Nguyễn Văn Kỳ, Nguyễn Văn Ngại, Nguyễn Văn Ngùng là 3 anh em ruột ở làng Ải ( Ngọc Nham ) cùng tham
gia nghĩa quân. A Mai người Ngọc Nham làm nhiệm vụ liên lạc, Nguyễn Văn Dĩnh ở làng Hương, theo nghĩa quân từ đầu.
50