Page 54 - 27.9 Sách trai Cầu Vồng Yên thế
P. 54

cuộc khởi nghĩa có tên, địa chỉ đã lên tới 136 thủ lĩnh, thuộc hạ. Như vậy, cuộc

                  khởi nghĩa này chắc chắn còn có rất nhiều các nghĩa quân khác tham gia nhưng
                  mà sử sách chưa thể thống kê hết và cần được tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu tiếp.


                        Tuy vậy cũng cần nói rõ về 2 tướng lĩnh lúc đầu có tính dũng lược, nhưng
                  sau đó vì không chịu đựng được thử thách, lại bị kẻ thù mua chuộc,  ra hàng

                  pháp đó là:

                        1. Thân Văn Phức (Thống Phức, Bá Phức), quê làng Trũng ngoài (Ngọc

                  Châu) trong cuộc chiến đấu chống giặc Tàu (Ngô Côn) tại Bằng Cục và Trũng, đã

                  chiến đấu dũng cảm, đánh lui nhiều toán địch, đã tham gia cuộc khởi nghĩa Cai
                  Kinh, và về với cuộc khởi nghĩa Yên Thế khá sớm. Trong hội nghị Dĩnh Thép

                  (22/8/1888) được cử làm chánh tướng, nhưng qua trận càn 2 tháng của địch vào
                  Yên Thế, ngày 15/2/1894 Bá Phức đem 76 thủ hạ, 54 súng ra hàng Lê Hoan, nhận

                  chức Bang tá, sau đó lại nhận kế hoạch đầu độc Đề Thám, đánh mìn tại đồn Hố
                  Chuối, định giết Đề Thám và phá hoại phong trào khởi nghĩa nhưng không thành.

                  Sau này Bá Phức mất, có mộ tại khu Mả Tây ở Bố Hạ, Yên Thế. Mộ nay không

                  còn.

                        2. Đỗ Văn Hùng (Đề Sặt, Thống Sặt) người làng Sặt (Liên Sơn) lúc đầu

                  cũng là một tướng lĩnh tài giỏi của nghĩa quân, một thời đã có vai trò tích cực.
                  Những trận càn quét vào Yên Thế tháng 3/1892 của Pháp, đã làm cho Đề Sặt

                  hoang mang dao động. Đề Sặt ra hàng mang 50 đồ đảng và 48 súng ra hàng

                  quân Pháp. Ngày 28/11/1892 đã bị Đề Thám bắt và trừng trị.

                        Nhìn tổng quát: Một trăm năm với tám cuộc khởi nghĩa và với trên một
                  trăm tướng lĩnh (chỉ tính riêng ở trong một huyện), cho thấy con người Yên Thế

                  hạ (Tân Yên) là những con người thượng võ, có nghĩa khí, biết sống và dám

                  chết vì nghĩa lớn "Muốn cứu dân ra khởi cái vòng khổ đau", là nỗi niềm thôi
                  thúc các thủ lĩnh và các tướng lĩnh của các cuộc khởi nghĩa đứng lên hành động.


                        Với quy mô của từng cuộc khởi nghĩa, chính tài tổ chức của các thủ lĩnh,
                  nhiều cuộc khởi nghĩa có tới mấy ngàn người và duy trì được trong nhiều năm,

                  đó  thực  sự  không  phải là  một  vấn  đề đơn  giản  nếu  không  có  tài  tổ  chức  thì
                  không thể làm được điều đó.


                        Việc chọn căn cứ cho cuộc khởi nghĩa, có thể nói: Các thủ lĩnh đã không
                  lầm khi chọn vùng đất này làm điểm tựa. Vùng đất anh hùng đã nâng sự nghiệp

                  anh hùng của các thủ lĩnh lên những tầm cao mới. Sau mỗi cuộc khởi nghĩa thất





                                                              54
   49   50   51   52   53   54   55   56   57   58   59