Page 53 - 27.9 Sách trai Cầu Vồng Yên thế
P. 53
nên gọi là Lý Thu (có tài liệu gọi là Đề Bảo), ông từng tham gia phong trào
chống Phỉ. Ngô Côn, khởi nghĩa Hoàng Đình Kinh, khởi nghĩa Yên Thế từ
những ngày đầu. Là một tướng giỏi của Đề Hả khiến thực dân Pháp vô cùng
khiếp sợ. Khi Đề Hả chết ông tiếp tục theo Đề Thám, ông đóng đồn riêng gần
Phồn Xương của Đề Thám, gọi là trại Lý Thu, gần đồn Am Đông của cả Dinh.
136. Hà Triều Nguyệt (Cai Thanh), sau khi cụ Phan Bội Châu thống nhất
với Đề Thám về việc hỗ trợ phong trào Khởi nghĩa ở Trung Kỳ, năm 1906, Hà
Triều Nguyệt đã dẫn đội quân người Mường từ miền tây Thanh Hóa ra đầu quân
cho nghĩa quân Yên Thế, nên mọi người mới gọi ông là Cai Thanh. Ông đóng
quân ở Đồn Hậu thôn Giản Ngoại xã Lan Giới nên gọi là Đồn Hà Triều Nguyệt
hay Đồn Tú Nghệ, nơi trú ngụ của nghĩa quân Trung Kỳ khi ra Bắc ở Yên Thế.
Ông đã phối hợp với vợ Ba Đề Thám mở quán Thử Vàng ở Nhã Nam để chọn
người cho nghĩa quân Yên Thế. Ông tham gia trận đánh lớn ở Rừng Phe Yên
Thế và hy sinh tháng 9 năm 1909. Ông chính là nguyên mẫu cho vở sân khấu
nổi tiếng “ Cai chanh đốt quán” sau này. (17)
Ảnh: Cai Thanh, Lý Thu và một số thủ lĩnh, thuộc hạ của Đề Thám
trong cuộc khởi nghĩa Yên Thế
Như vậy, trong cuộc khởi nghĩa Yên Thế, riêng ở Yên Thế hạ (Tân Yên) qua
lần tái bản thứ hai này cũng chưa thể sưu tầm được hết, mà số người tham gia vào
17 Theo Lịch sử Đảng bộ xã Lan Giới: Ngay từ những ngày đầu của cuộc khởi nghĩa Yên Thế, Giản Ngoại và Lan Giới đã có
42 trai tráng khỏe mạnh võ nghệ cao cường gia nhập nghĩa quân đánh Pháp như Trần Văn Bản ( Lý Trưởng), Nguyễn Văn
Rô (Phán Rô), Vũ Văn Doãn (Phó Tổng), Phạm Văn Hoành, Vũ Đình Trường, Dương Văn Định ( Cát Linh) ở Giản Ngoại;
Vũ Văn Ngư (Tổng Bình), Vũ Văn Thân, Vũ Thị Mùi (vợ cả Dinh), Nguyễn Văn Thác ở Lan Giới …
53