Page 41 - 27.9 Sách trai Cầu Vồng Yên thế
P. 41

tấn công, ông phải chạy về nhà Đốc Bệ ở Ngọc Vân, sau mất ở đó.

                        43. Tạ Văn Cấn (Đề Cấn) người làng Ngò, theo nghĩa quân từ đầu, đánh Pháp

                  nhiều trận ở Thuý Cầu, Bằng Cục, sau cùng ông Đề Công, Đề Nguyên lên lập căn
                  cứ ở Thái Nguyên, ông hy sinh trong một trận chiến đấu ở Núi Sáng-Vĩnh Yên.

                        44. Tạ Văn Nguyên (Đề Nguyên) người làng Ngò tham gia đánh Pháp ở

                  Bằng Cục rồi theo Đề Công lên Thái Nguyên. Ông hoạt động biệt lập ở vùng
                  Tam Đảo. Ông hy sinh trong trận càn Cát Nẻ ngày 25-4-1896.

                        45. Giáp Văn Khối (Quản Khối)người làng Chậu cùng nghĩa quân Yên Thế

                  đánh nhiều trận.

                        46. Tạ Văn Tấu (Chánh Ngũ) người làng Ngò, Vân cầu, cuối 1911 tại trận
                  Ngàn Ván Yên Lễ khi quân Pháp bao vây quân Đề Thám, ông mang quân đánh

                  vào sau lưng địch giải thoát cho quân Đề Thám khởi vòng vây. Nghĩa quân tan

                  vỡ, ông bị bắt vào tù, sau được tha về làng, ông sống 84 tuối mới mất tại làng
                  Ngò năm 1944.

                                                         5-XÃ LAM CỐT

                        47. Hoàng Văn Lam (Đề Lam) người làng Kép Vàng. Trong tổ chức nghĩa

                  quân Yên Thế có 26 ông Đề: Thứ nhất Đề Nắm, thứ hai đề Thám, thứ tám Đề

                  Lam” ông là 1 tướng cứng rắn, gan góc, dũng mãnh. Năm 1913 khi cuộc khởi
                  nghĩa Yên Thế bị dập tắt, ngày ấy khi nghĩa quân còn sống sót bị Pháp và bọn

                  vua quan triều Nguyễn o ép, vây hãm đến cùng cực, nhiều người bị bắt buộc
                  phải xa xứ. Đề Lam, các cụ kể rằng ông từ vùng núi Thái Nguyên trở về, vĩnh

                  biệt vợ con làng xóm rồi ông lên Yên Thế Thượng. Tại gốc đa cổ thụ làng Na
                  Lương, ông đã rút súng tự sát để về nơi chín suối theo Đề Thám, người anh

                  hùng rừng xanh Yên Thế muôn đời bất hủ, ông mất là ngày 18-10-1913. Trước

                  khi ra đi ông để lại 8 chữ cho đời:  "Đề Lam sinh vi tướng tử vi thần".  Cảm
                  thương khí thế anh hùng của ông dân làng đã mai táng và sau này lập miếu thờ

                  ông - miếu thờ cụ Đề Lam.

                        48. Nguyễn Văn Đảng (Đốc Đảng) người làng Trung, hy sinh tại Đông Lỗ

                  Hiệp Hoà.

                        49. Nguyễn Văn Luân (Đốc Luân) người làng Trung, hy sinh trong trận

                  Bằng Cục, Ngọc Châu.

                        50. Nguyên Văn Minh (Đốc Minh) người làng Trung, tham gia nghĩa quân

                  với Thống Luận, đánh nhiều trận, cùng Đề Công lên lập căn cứ ở Thái Nguyên,





                                                              41
   36   37   38   39   40   41   42   43   44   45   46