Page 26 - 27.9 Sách trai Cầu Vồng Yên thế
P. 26
Ảnh: Đoạn thành còn sót lại của Đại
Trận, thôn Đồng Lim, xã Ngọc Lý
Ảnh: Tượng thờ Đại Trận
8. Về cuộc chiến đấu chống bọn thổ phỉ Trung Quốc (1862-1882)
Trong khoảng 20 năm (1862-1882) bọn thổ phỉ Tàu, sau thất bại của "Thái
Bình Thiên quốc" chúng tràn vào các tỉnh phía Bắc (trong đó có huyện Yên Thế)
cướp bóc, đốt phá, đó là bọn Ngô Côn, Hoàng Sùng Anh, Lý Dương Tài, Bá
Lục, Bá Mãn, Lý A Phê v.v... Đó còn là bọn quan quân như bọn Phùng Tử
Tài.... Chúng đi đến đâu là cướp bóc đốt phá, giết người, hãm hiếp phụ nữ đến
đó (dân vùng này gọi chúng là bọn giặc Ngô).
Nhân dân nhiều làng, xã đã tự tổ chức ra các đội dân binh, để đánh giặc giữ
làng, và những thủ lĩnh được dân làng cử ra, đã tỏ rõ là người tài giỏi và dũng
cảm, được ghi nhận và truyền tụng như:
- Ông Dương Văn Truật (Đề Truật) ở Nhã Nam, năm 1871 đã chỉ huy dân
binh chống giặc Tàu kéo tới cướp phá và đã phối hợp với ông Hoàng Văn Thu
(tức Lý Thu, Đề Bảo) đánh và giết được nhiều tên ở Luộc Giới.
- Ông Nguyễn Văn Hòa (Đề Trung) ở Dương Lâm (xem lại vì khi nói về
ông phần xã An Dương lại khác. ) đã cùng ông Nguyễn Văn Cáy chỉ huy dân
binh, phối hợp cùng bà Dương Thị Phan ở Nhã Nam đánh và diệt được nhiều
tên ở Bãi Hin, Bò Dậu, Hô Luông. Về bà Dương Thị Phan (Nhã Nam) nhân dân
còn truyền tụng câu chuyện: Đã dùng mưu nhử tên tướng giặc La Tắc Từ, múc
nước hộ, rồi bà túm chân lao hắn xuống giếng.
- Ông Tổng Huấn (người làng Hạ, nay thuộc xã An Dương) đã mang 50
dân binh lên giải vây cho làng Chuông (Nhã Nam) là làng kết ước, giặc Tàu đã
bị chết hàng trăm tên và phải rút lui, ông đã hy sinh cùng 37 dân binh.
- Ông Hoắc Công Lĩnh (còn gọi là ông Trung Đồng): Người làng Cao
26