Page 74 - 27.9 Sách trai Cầu Vồng Yên thế
P. 74
mưu trí, dũng cảm nên đồng đội đặt cho ông biệt danh “Chiến sĩ thép”. Qua
nhiều trận đánh, ông đã tiêu diệt 38 tên địch, phá hủy 4 đại liên, 1 khẩu pháo
105mm, bắn rơi 1 máy bay trực thăng, thu nhiều vũ khí trang bị của địch. Tổng
cộng đã được tặng thưởng 5 Huân chương Chiến công và 7 lần được tặng
thưởng danh hiệu Dũng sĩ diệt Mỹ.
Ngày 20-4-1972, khi đơn vị chuẩn bị tham gia trận đánh ở điểm cao 101-
Sơn Đà, chỉ huy sư đoàn điện xuống Trung đoàn 3 thông báo: “Đồng chí Dương
Quang Bổ đã có Quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân.
Tuy vậy, ông không chờ nhận quyết định mà vẫn xung phong ra trận. Trong một
trận đánh của Đại đội 1 do ông chỉ huy tiến công lên điểm cao 101 để giải vây
cho Đại đội 2 lui quân, sau khi Đại đội 2 rút về phía sau, ông phát hiện vẫn còn
một số tên địch lẩn trốn, tháo chạy và tiếp tục xông lên dẫn đầu đội hình truy
kích địch. Trong khi truy kích địch, ông bị trúng đạn và hy sinh anh dũng khi
vừa tròn 22 tuổi. Ngày đơn vị làm lễ truy điệu cũng là ngày công bố Quyết định
truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân cho Thượng sĩ Dương Quang Bổ.
5. Anh hùng lực lượng vũ trang Lê Quang Trung
Lê Quang Trung sinh năm 1934, dân tộc Kinh, quê ở xã Việt Ngọc. Nhập
ngũ tháng 5 năm 1949. Khi hy sinh (tháng 4 năm 1970) đồng chí là thiếu tá,
Trung đoàn trưởng Trung đoàn 925, Sư đoàn 371, Quân chủng Phong không -
Không quân, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
Lê Quang Trung được tuyển vào không quân năm 1956, được cử đi học lái
máy bay ở Trung Quốc, đồng chí đã tích cực học tập, rèn luyện và đạt kết quả
tốt. Năm 1964 về nước, đồng chí tiếp tục học tập nâng cao trình độ kỹ thuật,
chiến thuật; nắm vững và làm chủ vũ khí khí tài. Là một cán bộ trưởng thành
trong chiến đấu, có ý chí quyết tâm chiến đấu cao, cùng đồng đội hoàn thành
mọi nhiệm vụ được giao. Lê Quang Trung đã trực tiếp bắn rơi 5 máy bay Mỹ.
Năm 1969 Lê Quang Trung được bổ nhiệm làm Trung đoàn trưởng trung
đoàn 925, là trung đoàn không quân tiêm kích chuyển từ nước bạn về, tiếp tục
huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu. Trung đoàn được trang bị hai loại máy bay
MIG19 và MIG17, trong khi đó số phi công ít nên số anh em học lái MIG21 ở
Liên Xô và học MIG17 ở trung đoàn 910 về phải huấn luyện chuyển loại. Đồng
chí đã tổ chức huấn luyện, bay kèm cặp, bay trong các điều kiện, đồng thời cho
bay thực tế theo nhiệm vụ. Trong một thời gian ngắn trung đoàn đã nhanh chóng
74