Page 70 - 27.9 Sách trai Cầu Vồng Yên thế
P. 70
tuệ vô cùng.
Mong sao tướng công đời đời chăm sóc đến binh lính, đến quân đội.
Trên nương dâu xanh thẳm mặt trời chiếu ánh sáng lành, và quét sạch bóng
tối của chín tầng sương mù chồng chất.
Gió mát đã thổi, lan ra xa, và trong khoảng khắc đã quét sạch những ngôi
hùng tinh (19) , làm mờ bầu trời sáng lạn.
Chiến công của tướng công sẽ truyền tụng từ đời này sang đời khác và
vương quyền sẽ khôi phục sự huy hoàng xưa như thời Đường Nghiêu.
Các bậc văn thần cũng sẽ ra sức là tăng sự thịnh trị của nền quân chủ và đối
với các nước láng giềng nước nhà chúng ta trăm vẻ huy hoàng sẽ được tôn trọng.
Những công lao lớn sẽ được ghi chép trong đền quý tộc, nơi đây người ta
thờ phụng nhà vua và các vị trung thần. Quốc gia sẽ sống trong hạnh phúc và
phồn vinh, sử sách sẽ ghi chép và đời đời không quên chiến công của Người.
Xin tướng công nhận ba lời chúc của quân binh: Phúc, Lộc, Thọ.
Cầu trời cho danh tiếng Người lớn dần với tuổi thọ càng cao và cầu thần
thánh phù hộ Người sống mãi với quân binh mà vẫn duy trì sức hùng mạnh của
một thanh niên trai tráng.
(ngày 25 tháng 2 năm Mậu thân - 27/3/1908)
Giáo sư Đinh Xuân Lâm trích dịch trong cuốn La Vie
Aventureusede Hoàng Hoa Thám (BouChet)
3. Anh hùng lực lượng vũ trang Cao Kỳ Vân - Người anh hùng đất Mỏ Thổ
Một ngày cuối thu, tôi theo bà Nguyễn Thị Bình (77 tuổi) - em gái bà
Nguyễn Thị Được (tức nữ điệp báo Công an Cao Kỳ Vân) lên núi Mỏ Thổ,
huyện Việt Yên (Bắc Giang) thăm lại nơi bà đã chiến đấu và hy sinh. Đồn giặc
Pháp giờ đã thành nơi hoang phế, cây cỏ xanh rì. Nhưng chuyện về người nữ
anh hùng thì vẫn còn mãi trong lòng người dân địa phương.
Theo lời bà Bình, gia đình bà quê gốc ở Bình Lục (Hà Nam) lên định cư ở
làng Giã, xã Cương Lập nay là Khu Chợ, xã Cao Thượng (Tân Yên) từ lâu lắm
rồi. "Bố tôi là nhà Nho, còn mẹ tôi tảo tần buôn bán. Ông bà sinh ra được 7
người con. Chị tôi là Nguyễn Thị Được sinh năm 1925, tôi gần út sinh năm
19
Chỉ thực dân Pháp (chú thích của G.s Đinh Xuân Lâm).
70