Page 67 - 27.9 Sách trai Cầu Vồng Yên thế
P. 67
cường quyền. Tuy ít học, nhưng ông cởi mở, giao du rộng trong vùng, sớm bộc
lộ tư chất của một thủ lĩnh bởi khả năng thu hút, tập hợp những người cùng chí
hướng. Những sự kiện như uất ức rồi đốt nhà Lý Mấm, rồi lại kết hợp với Lý
Mấm làm Trương tuần, huấn luyện đội quân của làng Hà chống lại Chánh Tước
ở làng bên. Kết nghĩa anh em với Lý Sặt ( Đỗ Văn Hùng) ở làng Dương Sặt
huấn luyện cả hai đội dân binh làng Hà 100 người và Dương Sặt 300 người. Đội
quân 400 người hỗ trợ cho nhau để giữ làng…tất cả đã làm cho tiếng tăm
Trương Tuần Nắm nổi lên khắp vùng. Trước năm 1884, Lương Văn Nắm đã
lãnh đạo dân làng Thế Lộc chống lại Thanh phỉ. Dân binh theo ông rất đông và
đánh cho thổ phỉ Lý Dương Tài thua liểng xiểng dù được trang bị đầy đủ vũ khí
súng đạn với đội quân đông tới hàng ngàn người.
Ngày 16/3/1884, giặc Pháp sau khi đánh chiếm thành Tỉnh Đạo rồi tiến
quân lên Thái Nguyên, ông đã cùng nghĩa binh của mình chặn đánh giặc quyết
liệt tại Đức Lân, Phú Bình, Thái Nguyên khiến cho giặc Pháp bị thất bại nặng nề
và phải tháo chạy. Sau trận đánh này, cũng trong ngày 16/3/1884 Lương văn
Nắm dẫn toàn bộ nghĩa binh của mình về đình Hả làm lễ tế cờ khởi nghĩa. Đây
là sự kiện có ý nghĩa mở đầu cho phong trào khởi nghĩa của nông dân Yên Thế
chống thực dân Pháp xâm lược kéo dài gần 30 năm (1884 - 1913).
Để xây dựng lực lượng, và chuẩn bị chiến đấu lâu dài với quân Pháp, Đề
Nắm cho quân sĩ lui về Khám Nghè (Cầu Gồ) xây dựng hệ thống đồn, ban đầu
gồm có 4 đồn: Tả dinh, Tiền dinh, Trung dinh và Hậu dinh. Với tiếng tăm của
ông, nhiều thủ lĩnh nghĩa quân đã về hội tụ như Bá Phức, Đề Thám…và căn cứ
của nghĩa quân được mở rộng phát triển thành hệ thống 7 đồn chính. Đồn số 1
do Đề Nắm trực tiếp chỉ huy gọi là đồn Đề Nắm; đồn số 2 do Đề Lâm cai quản,
nên còn gọi là đồn Đề Lâm. Đồn số 3 do Đề Truật quản lý. Đồn số 4 do Đề
Trung giữ. Đồn số 5 do Đề Dương (tức Đề Thám giữ). Đồn số 6 do Tổng Tài
giữ. Đồn số 7 do Bá Phức giữ. Trong 8 năm đầu của cuộc khởi nghĩa (1884 đến
1892), Đề Nắm đã lãnh đạo nghĩa quân củng cố và phát triển lực lượng, ngoan
cường chống lại sự xâm lược của thực dân Pháp vào vùng Yên Thế. Dưới sự
lãnh đạo của ông và các thủ lĩnh khác, nghĩa quân Yên Thế đã có nhiều trận
đánh tiêu hao sinh lực địch, làm cho giặc Pháp nhiều phen khốn đốn. Nổi tiếng
là trận đánh tại Cao Thượng vào năm 1890 và 4 lần đánh bại các đợt tấn công
của Pháp vào Hố Chuối. Trận đánh đặc biệt ác liệt nhất diễn ra từ ngày 25-3 đến
31-3-1892. Trận đánh này, Pháp dồn lực tổng tấn công vào các đồn trại khiến
67