Page 71 - 27.9 Sách trai Cầu Vồng Yên thế
P. 71
1938. Lúc chị tôi hy sinh, tôi mới 12 tuổi. Ngày đó, ông bà gả chị Được cho con
một người bạn chuyên nghề gá bạc, chị tôi không chịu nên bỏ nhà ra đi, gia đình
tìm mãi không thấy, nào ngờ chị tôi đã vào du kích, sau đó được tuyển làm điệp
báo ngành công an…".
Từ những nguồn tư liệu, được biết, đồn Mỏ Thổ là nơi các sĩ quan Pháp,
bọn ác ôn mật thám thường tụ họp tìm cách đánh phá cách mạng. Cùng thời gian
đó, Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh Bắc Giang và tỉnh Bắc Ninh ra chỉ thị
Tổng phá tề, diệt bảo an. Ty Công an hai tỉnh đã lập ra hàng chục đội công an
danh dự lấy tên: Đội Cờ Máu, đội Sao Chổi, đội Chi Lăng, tuyển chọn người
đưa đi huấn luyện điệp báo sau đó tung vào vùng tề thu thập tin tức, trừ gian diệt
ác bảo vệ cơ sở cách mạng.
Bà Nguyễn Thị Được trở thành điệp báo trong đội Cờ Máu của Ty Công an
Bắc Giang với bí danh Cao Kỳ Vân. Trẻ tuổi lại biết chữ nghĩa, Cao Kỳ Vân
nhanh chóng hòa nhập môi trường mới và luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Từng không ít lần bà vào vai cô gái cắt cỏ, bắt cua, lợi dụng tính háo sắc của
giặc để ra vào đồn giặc lấy tin tức. Thấy được khả năng của bà, Ty Công an Bắc
Giang đã đưa bà về cơ sở ở Mỏ Thổ hoạt động. Theo mật báo, ngày 1-5-1950 tại
đồn binh Mỏ Thổ sẽ có các sĩ quan Pháp về họp bàn để hành binh đàn áp phong
trào cách mạng, nhiệm vụ của bà Cao Kỳ Vân và tổ điệp báo là phải tiêu diệt
nhóm sĩ quan này.
Bằng tài trí của mình, bà Cao Kỳ Vân đã mang lựu đạn lọt vào đồn Mỏ
Thổ. Ném quả thứ nhất không nổ, bà ném quả thứ hai làm nhiều tên bị thương
vong sau đó thoát ra ngoài. Bọn giặc sau khi hoàn hồn đã xua quân truy đuổi và
bắt được bà đưa vào đồn tra tấn dã man nhưng bà vẫn không khai nửa lời. Bất
lực, giặc Pháp đã bắn chết bà. Khi đó Cao Kỳ Vân vừa tròn 25 tuổi. Năm 1967,
bà Nguyễn Thị Được - Cao Kỳ Vân được truy phong Liệt sĩ. Ngày 27-7-1998,
Chủ tịch nước ký quyết định truy tặng liệt sĩ Cao Kỳ Vân danh hiệu Anh hùng
LLVT nhân dân.
Bà Bình và gia đình cũng đã nhiều lần về Mỏ Thổ mong tìm được phần mộ
của chị gái. Mãi tới năm 1994, sau khi nhiều lần dò tìm được biết chị mình bị
giặc Pháp bắn chết ở khu Bãi Bằng lưng chừng núi nhưng phải đến năm 1998,
theo sự chỉ dẫn của nhà ngoại cảm, gia đình tìm đến vị trí được cho là nơi Anh
hùng Cao Kỳ Vân yên nghỉ, lúc này thi thể bà đã hòa vào đất Mỏ Thổ. Gia đình
71