Page 66 - 27.9 Sách trai Cầu Vồng Yên thế
P. 66

có 7 anh hùng, qua những thành tích tóm tắt đã cho chúng ta những bài học về

                  vai trò con người trong chiến tranh hiện đại, và chúng ta thêm vững tin ở trí tuệ
                  con người thực là anh dũng vô cùng.


                         Trong những năm tháng chiến tranh ấy, 2877 người con ưu tú của quê
                  hương ta là liệt sỹ. Nó chứng tỏ tính chất cực kỳ ác liệt của chiến tranh, nhưng

                  nó  cũng chứng tỏ con  người  của  vùng đất  này  là  biết  sống và  dám  chết  cho

                  "Nghĩa lớn", bởi vì ai cũng biết rằng: "Tuổi thanh xuân là đẹp nhất và quý nhất,
                  nhưng nếu ai cũng tiếc cái đẹp nhất và quý nhất ấy của mình, thì sẽ không còn

                  Tổ quốc". Các liệt sỹ là những người dám hiến dâng tuổi thanh xuân đẹp nhất

                  của mình cho sự trường tồn của Tổ quốc. Vì vậy nó đã vun đắp cho truyền thống
                  của quê hương mình. Chúng ta cũng có thể nói: Nếu Tổ quốc cần có những ngọn

                  lửa để soi đường cho dân tộc mình đi qua chiến tranh, thì huyện Tân Yên đã có
                  2877 ngọn lửa, hòa với những ngọn lửa của cả dân tộc để dâng lên Người, khi

                  Người cần tới, và những ngọn lửa ấy sẽ đời đời còn mãi với non sông đất nước.
                  Những liệt sỹ- những người con của đất Cầu Vồng đã hy sinh trở thành bất tử,

                  Tổ quốc, Nhân dân đời đời ghi nhớ, trân trọng và tấm lòng biết ơn vô hạn.

                         Chiến tranh đã qua, nhưng mội thời oanh liệt sẽ như một bản anh hùng ca

                  bất diệt, mà chúng ta phải có trách nhiệm làm cho nó sống mãi với quê hương và

                  hơn thế, nó phải là một động lực để thúc đẩy thế hệ chúng ta cũng như thế hệ
                  mai sau đi tới những tương lai tốt đẹp.






                                       CHƯƠNG III. NHỮNG CÂU CHUYỆN KỂ
                                 VỀ NHỮNG NGƯỜI CON ƯU TÚ HUYỆN TÂN YÊN


                        1. Thủ lĩnh Lương Văn Nắm

                        Thủ lĩnh Lương Văn Nắm (sinh năm 1892) quê ở xóm Xó, làng Gia, xã

                  Thế Lộc, tổng Yên Lễ, huyện Yên Thế, nay là thôn Gia Tiến, xã Tân Trung,
                  huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang. Ông thường  được gọi: Đề Nắm, Đề Hả, Thống

                  Hả, Thống Nắm, Đại Hả, Đại Nắm. Cha của ông Lương Văn Kình. Lương Văn

                  Nắm là con vợ thứ. Sau khi cha mất hai anh em Lương Văn Nắm theo mẹ về quê
                  mẹ ở xóm Khủa thuộc làng Hả - kề bên. Tuổi thơ của ông cũng dữ dội bởi thời

                  cuộc loạn lạc. Lớn lên, Lương Văn Năm là một thanh niên khỏe mạnh, giỏi võ
                  nghệ, ngang tàng, không chịu khuất phục trước bọn hào lý và cả hệ thống chế độ





                                                              66
   61   62   63   64   65   66   67   68   69   70   71