Page 106 - Sáng Tạo - Bừng Cháy Sức Mạnh Bên Trong
P. 106
4. Là người mơ
Friedrich Nietzsche, trong một trong nh ng phát biểu của mình
có nói, "Thảm hoạ lớn nhất sẽ rơi xuống nhân loại vào ngày mọi
người mơ biến mất." Toàn thể tiến hoá của con người là bởi vì con
người có mơ ước vì nó. Điều đã là mơ ước hôm qua, hôm nay là
hiện th c, và điều là mơ ước hôm nay có thể trở thành th c tại ngày
mai.
Tất cả các nhà thơ đều là người mơ, tất cả các nhạc sĩ đều là
người mơ, tất cả các nhà huyền môn đều là người mơ. Th c tế, tính
sáng tạo là sản phẩm phụ của việc mơ ước.
Nhưng nh ng mơ ước này không phải là giấc mơ mà Sigmund
Freud phân tích. Cho nên bạn phải phân biệt gi a mơ ước của nhà
thơ, mơ ước của nhà điều khắc, mơ ước của nhà kiến trúc, mơ ước
của nhà huyền môn, mơ ước của vũ công - và giấc mơ của tâm trí
ốm bệnh.
Điều rất không may là Sigmund Freud chưa bao giờ bận tâm về
nh ng người mơ vĩ đại, người là nền tảng của toàn thể tiến hoá
nhân loại. Ông ấy bắt gặp chỉ nh ng người ốm yếu về tâm lí, và bởi
vì kinh nghiệm của cả đời ông ấy là phân tích nh ng giấc mơ của
người bệnh tinh thần, nên chính từ "mơ" trở thành bị kết án. Người
điên mơ, nhưng giấc mơ của người đó sẽ mang tính phá hu bản
thân người đó. Người sáng tạo cũng mơ, nhưng việc mơ của người
đó lại sẽ làm giàu cho thế giới.
Tôi nhớ tới Michelangelo. Ông ấy đi qua chợ nơi đủ mọi loại đá
cẩm thạch có sẵn, và ông ấy thấy một tảng đá đẹp, thế là ông ấy hỏi
về nó. Người chủ nói, "Nếu ông muốn tảng đá đó, ông có thể lấy nó
đi bởi vì nó chỉ nằm đó choán không gian. Và suốt mười hai năm
nay, thậm chí chẳng ai đã từng hỏi tới nó; tôi cũng chẳng thấy có
tiềm năng gì ở tảng đá đó."
Michelangelo lấy tảng đá đó, làm việc trên nó gần cả năm, và có
lẽ đã làm ra bức tượng đẹp nhất đã từng tồn tại. Mới vài năm trước,
một người điên đã cố đập phá nó. Nó ở Vatican; nó là bức tượng về
Jesus Christ sau khi ông ấy được đưa từ cây thánh giá xuống và
đang nằm chết trong lòng của mẹ Mary.