Page 8 - Thân Mật - Cội Nguồn Của Hạnh Phúc
P. 8

người mới tạo ra vấn đề cho bản thân mình. Bằng kết án bản tính
                riêng của mình, bạn trở nên chia chẻ, bạn trở thành tinh thần phân
                liệt.

                     Và không chỉ người thường mà cả những người ở tầm mức của
                Sigmun  Freud,  người  đã  đóng  góp  lớn  cho  nhân  loại  về  tâm  trí.
                Phương pháp của ông ấy là phân tâm, rằng bạn phải được làm cho
                nhận biết về tất cả những cái là vô thức trong bạn. Và đây là bí mật:
                Một khi một cái gì đó vô ý thức được mang tới tâm trí có ý thức, nó
                bay hơi. Bạn trở nên sạch hơn, nhẹ hơn. Ngày càng nhiều vô ý thức
                được làm nhẹ gánh, ý thức của bạn càng trở nên lớn hơn. Và khi
                miền vô ý thức co lại, lãnh thổ của ý thức mở rộng ra.

                     Đó là chân lí mênh mông. Phương Đông đã biết nó trong hàng
                nghìn năm, nhưng với phương Tây, Sigmund Freud đã giới thiệu nó
                - chẳng biết gì về phương Đông và tâm hồn học của nó. Đó là đóng
                góp cá nhân của ông ấy. Nhưng bạn sẽ ngạc nhiên: ông ấy chưa
                bao giờ sẵn sàng để được phân tâm cho chính mình. Người sáng

                lập của phân tâm học chưa bao giờ được phân tâm. Đồng nghiệp
                của ông ấy cứ nài nỉ đi nài nỉ lại: "Phương pháp thầy đã trao cho
                chúng tôi - và tất cả chúng tôi đều đã được phân tâm - sao thầy cứ
                khăng khăng rằng thầy không nên được phân tâm?"
                     Ông ấy nói, "Quên chuyện đó đi." Ông ấy sợ phơi bầy bản thân
                mình. Ông ấy đã trở thành thiên tài lớn và phơi bầy bản thân ông ấy
                sẽ đưa ông ấy xuống nhân loại bình thường. Ông ấy có cùng nỗi sợ,

                cùng ham muốn, cùng kìm nén. Ông ấy chưa bao giờ nói về giấc
                mơ của mình; ông ấy chỉ nghe về giấc mơ của người khác. Và đồng
                nghiệp của ông ấy rất ngạc nhiên - "Sẽ là đóng góp lớn lao khi biết
                về giấc mơ của thầy" - nhưng ông ấy chưa bao giờ đồng ý nằm ra
                trên tràng kỉ của nhà phân tâm và nói về giấc mơ của mình. Bởi vì
                giấc mơ của ông ấy cũng bình thường như của bất kì ai khác - đó là

                nỗi sợ.
                     Một Phật Gautam sẽ không sợ đi vào trong thiền. Đó là đóng góp
                của ông ấy - một loại thiền đặc biệt. Và ông ấy chắc sẽ không sợ bất
                kì việc phân tâm nào, bởi vì với người hành thiền, dần dần mọi giấc
                mơ  của  người  đó  biến  mất.  Ban  ngày  người  đó  vẫn  còn  im  lặng
                trong  tâm  trí  mình,  không  có  lưu  chuyển  thông  thường  của  các  ý
                nghĩ. Và ban đêm người đó ngủ say, bởi vì mơ không là gì ngoài

                những ý nghĩ chưa được sống, ham muốn chưa được sống, khao
   3   4   5   6   7   8   9   10   11   12   13