Page 23 - Can Đảm Biến Thách Thức Thành Sức Mạnh
P. 23

Và có một loại biết khác. Nó không thể được gọi là "tri thức". Nó
                giống với yêu nhiều hơn, ít giống tri thức hơn. Nó thân thiết tới mức
                từ "tri thức" là không đủ sức diễn tả nó. Từ "yêu" thích hợp hơn, diễn

                đạt hơn.
                     Trong lịch sử tâm thức con người, điều đầu tiên đã tiến hoá là
                phép thần. Phép thần là tổ hợp của khoa học và tôn giáo. Phép thần
                có cái gì đó của tâm trí và cái gì đó của vô trí. Thế rồi từ phép thần
                mới phát triển ra triết học. Thế rồi từ triết học khoa học mới phát
                triển. Phép thần là cả vô trí và tâm trí. Triết học chỉ là tâm trí. Và thế
                rồi tâm trí cộng với th c nghiệm trở thành khoa học. Tính tôn giáo là
                trạng thái của vô trí.

                     Tính tôn giáo và khoa học là hai cách tiếp cận tới th c tại. Khoa
                học tiếp cận qua lối phụ; tính tôn giáo đi tr c tiếp. Khoa học là cách
                tiếp cận gián tiếp; tính tôn giáo là cách tiếp cận ngay lập tức. Khoa
                học  đi  lòng  vòng;  tính  tôn  giáo  đơn  giản  thấm  vào  trung  tâm  của
                th c tại.

                     Thêm vài điều nữa... Tư duy chỉ có thể nghĩ về cái đã biết - nó có
                thể nhai lại cái đã nhai. Tư duy không bao giờ có thể nguyên bản
                được. Làm sao bạn có thể nghĩ về cái không biết được? Bất kì điều
                gì bạn có thể xoay xở để nghĩ cũng sẽ thuộc về cái đã biết. Bạn chỉ
                có thể nghĩ được bởi vì bạn biết. Nhiều nhất, tư duy có thể tạo ra
                các  tổ  hợp  mới.  Bạn  có  thể  nghĩ  về  ng a  bay  lên  trời,  được  làm
                bằng vàng, nhưng chẳng có gì mới cả. Bạn biết chim bay trên trời,

                bạn  biết  vàng,  bạn  biết  ng a;  bạn  tổ hợp ba  thứ  đó  lại  với nhau.
                Nhiều nhất, tư duy có thể tưởng tượng ra các tổ hợp mới, nhưng nó
                không  thể  biết  được  cái  không  biết.  Cái  không  biết  vẫn  còn  bên
                ngoài nó. Cho nên tư duy đi vòng tròn, biết cái đã biết rồi, lặp đi lặp
                lại mãi. Nó cứ nhai lại cái đã nhai. Tư duy chẳng bao giờ nguyên
                bản cả.

                     Bắt gặp th c tại một cách nguyên bản, triệt để, bắt gặp th c tại
                không có trung gian nào - bắt gặp th c tại dường như bạn là người
                đầu tiên tồn tại - đó là giải thoát. Chính tính mới mẻ đó của nó giải
                thoát.
                     CHÂN LÍ LÀ KINH NGHIỆM, KHÔNG PHẢI LÀ NIỀM TIN. Chân
                lí chưa bao giờ tới qua nghiên cứu về nó; chân lí phải được đương
                đầu, chân lí phải được đối diện. Người nghiên cứu về tình yêu giống

                như người nghiên cứu về Himalaya bằng cách nhìn vào bản đồ núi
   18   19   20   21   22   23   24   25   26   27   28