Page 256 - Xứ Đàng Trong_Li Tana
P. 256
254 XỨ ĐÀNG TRONG
Chúng ta biết là Nguyễn Hoàng được cử làm trấn thủ Thuận
Hóa vào năm 1558, nhưng cho tới năm 1570 Quảng Nam chưa
nằm dưới quyền ông. Bởi vì cho tới năm 1600, Nguyễn Hoàng
không hề từ bỏ hy vọng lấy lại quyền bính tại triều Lê ở phía
bắc, nên xem ra, ít ra là theo Tiền biên, trước năm 1602, ông
không mấy quan tâm đến Quảng Nam. Khi ông đi chơi đèo Hải
Vân vào năm này, ông nhận thấy đây chính là cái cổ họng của
Thuận Hóa và Quảng Nam và đã nhanh chóng cử người con
thứ sáu của ông tới trấn thủ xứ Quảng Nam . Con trai cả của
1
chúa, Nguyễn Phúc Nguyên, từng trấn thủ xứ Quảng Nam, trở
thành người kế vị cha. Nhưng quyền hành của người cai quản
xứ Quảng Nam có tính cách hoàn toàn độc lập, do đó người
ta dễ mang mộng ước độc lập. Bởi vậy, người con thứ sáu của
Nguyễn Phúc Nguyên và là Trấn thủ Quảng Nam đã âm mưu
nổi dậy vào năm 1633, với sự giúp đỡ của một số người Nhật
sống tại Hội An. Nhưng khi âm mưu bị Nguyễn Phúc Nguyên
phát giác, cuộc nổi dậy đã bị dẹp trong máu, 1.000 người đã bị
chính quyền họ Nguyễn hành quyết .
2,3
Quảng Nam, với vị trí chính trị và kinh tế đặc biệt của nó
trong thế kỷ 17, đã cắt nghĩa tại sao Đàng Trong lại được người
Hoa gọi là Quảng Nam Quốc, và người Hà Lan gọi là Quinam.
Một bản đồ do Martino Martini vẽ vào năm 1655 gọi cả vùng
đất Đàng Trong là “Gan Nan”, và đặt “Quinam” vào chỗ của Hội
An . Tên Quinam người Hà Lan đặt cho xứ này có thể xuất phát
4
1 Tiền biên, quyển 1, trg. 21.
2 Theo Tiền biên, Nguyễn Phúc Nguyên là con thứ sáu của Nguyễn Hoàng. Người kế vị Nguyễn Phúc
Nguyên là Nguyễn Phúc Lan, con trai thứ hai của ông. Em của Nguyễn Phúc Lan là Nguyễn Phúc Anh
trấn thủ Quảng Nam, đã nuôi chí khác, câu kết với nhà Trịnh muốn cướp ngôi thế tử. Nghe tin Lan lên
ngôi, Anh liền dấy binh làm phản. Lan gạt tình riêng, kéo quân vào đánh, bắt được Anh và đem giết
đi (biên tập viên).
3 Phan Khoang, Việt sử xứ Đàng Trong, Khai Trí, Sài Gòn, 1969, trg. 191.
4 Egon Klemp, Asia in Maps, from Ancient Times to the mid-19th Century, Acta Humaniora, Edition
Leipzig, Weinheim, 1989, trg.61.
www.hocthuatphuongdong.vn