Page 251 - Xứ Đàng Trong_Li Tana
P. 251

KẾT LUẬN                                                     249


            giữa thế kỷ 18, những cồn cát đã được cấu tạo tại cửa sông Thu
            Bồn, đường giao thông huyết mạch của Hội An. Những cồn

            cát này làm cho nước sông Thu Bồn thoát ra biển bằng hai cửa,
            một cửa đã sớm bị lấp kín và cửa còn lại mỗi ngày mỗi trở nên
            nông cạn . Từ một cảng nhộn nhịp nhất và lớn nhất của biển
                      1
            Đông ngoài Trung Hoa , Hội An chỉ còn là một thị trấn nhỏ
                                     2
            nằm im lìm bên bờ sông Thu Bồn, nhớ lại cái quá khứ vẻ vang
            của mình. Khi xảy ra cuộc khủng hoảng lớn về tiền tệ gây nên
            bởi thị trường Nhật Bản và Trung Hoa, nền thương mại ở Đàng

            Trong đã bị mắc cạn bởi những đợt thủy triều của lịch sử, cơ sở
            đã có một thời huy hoàng của nó đã bị các lực lượng nó không
            kiểm soát nổi xói mòn.
               Nhưng câu chuyện đã không kết thúc ở đó. Một bước phát
            triển mới và mạnh mẽ đã bắt đầu tại đồng bằng sông Cửu
            Long và trong vùng Hà Tiên. Mặc dù người Việt Nam sản xuất

            thóc gạo tại hầu như khắp nơi họ tới định cư, nhưng cho tới
            khi người Việt Nam tới khai thác vùng đồng bằng sông Cửu
            Long, thóc gạo chưa bao giờ được sản xuất với quy mô lớn để
            trở thành hàng hóa. Nhưng từ đầu thế kỷ 18, một số lượng lớn
            thóc gạo đã bắt đầu được sản xuất tại đồng bằng này và sớm trở
            thành mặt hàng trao đổi chính của vùng. Sản xuất thóc gạo với
            mục đích thương mại chắc chắn là một trong những giai đoạn

            quan trọng nhất của Đàng Trong vào thế kỷ 18 và là một biến
            cố có ý nghĩa trong lịch sử Việt Nam. Sự thay đổi này của mô
            hình nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long là một biến dạng
            rất lớn của nền kinh tế cổ truyền Việt Nam. Nó đã trở thành



            1   Vũ Văn Phái và Đặng Văn Bào, “Geomophological Features of Hoi An and Its Neighbourhood”, trong
               Ancient Town of Hoi An, Ủy ban quốc gia hội thảo quốc tế về đô thị cổ Hội An xuất bản. Nhà xuất bản
               Ngoại văn, Hà Nội, 1991, trg. 62-63.
            2   Alexander Woodside, “Central Viet Nam’s Trading World in the Eighteenth Century as Seen in Le Quy
               Don’s “Frontier Chronicles”, trong Essays into Vietnamese Pasts, K.W. Taylor và John Whitmore biên
               tập, Ithaca: Southeast Asia Program, Cornell University, 1995, trg. 162.

                                                           www.hocthuatphuongdong.vn
   246   247   248   249   250   251   252   253   254   255   256