Page 249 - Xứ Đàng Trong_Li Tana
P. 249
KẾT LUẬN 247
Đàng Trong, tầng lớp cai trị gồm chủ yếu các quan võ. Ngay
cả khi có các khoa thi được tổ chức, những người đỗ đạt cũng
không leo lên được quá vị trí thư ký hay phụ tá cho các võ quan
trong quân đội cho tới thế kỷ 18. Nhu cầu hợp thức hóa quyền
bính của họ đối với dân địa phương cũng đã đẩy họ Nguyễn
bỏ xa các nguyên tắc của Khổng giáo để cổ vũ Phật giáo Đại
Thừa có nhiều thần thánh như một thứ quốc giáo và tự xưng
là “Thiên Vương”, giống với các nhà cai trị trong vùng lân cận
hơn là theo kiểu của vua Lê ở phía bắc. Người Việt Nam ở Đàng
Trong còn đi xa hơn nữa khi chấp nhận một mức độ hợp giáo
và thu nhận tất cả các tập tục và tín ngưỡng của địa phương có
thể giúp họ tồn tại và phát triển giữa những thần linh mới tại
vùng đất phía nam. Các nghi thức và tập tục của người Chăm
và người vùng cao nguyên còn thịnh hành nơi người Việt Nam
tại vùng đất này mãi cho tới thế kỷ 20.
Nói một cách tổng quát, tính năng động và mềm dẻo của
các chúa Nguyễn trong thời kỳ này thật thích hợp với việc phát
triển xã hội Đàng Trong, khi họ cởi mở hơn trước các cơ hội
từ bên ngoài và có tính hướng ngoại hơn địch thủ của họ là họ
Trịnh ở phía bắc.
Đàng Trong vốn là một nước di dân bị kéo giãn trên một
mảnh đất vừa dài lại vừa hẹp nằm giữa núi và biển với một ranh
giới phía nam luôn vẫy gọi. Những cá nhân, dòng họ và trọn cả
làng muốn thử vận hội mới tại một miền đất mới. Núi ở phía
tây và biển ở phía đông cũng hấp dẫn đối với người Việt Nam
muốn thử vận của mình trong ngành thương nghiệp, buôn bán.
Quả là hoàn toàn khác với lối sống ở phía bắc gồm chủ yếu việc
trồng trọt tại miền đất nằm giữa những biên giới thật xa lạ và
nguy hiểm này. Phía nam có nghĩa là một môi trường có nhiều
khả năng để chọn lựa, là không gian để rèn luyện và phát triển
www.hocthuatphuongdong.vn