Page 169 - Maket 17-11_merged
P. 169
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
hỗ trợ vốn đầu tư phục vụ cho phát triển của khu vực này. Đầu tư cho vay cần hướng tới
sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, tăng khả năng liên kết trong chuỗi giá trị toàn cầu.
- Đổi mới chính sách tín dụng cho nông nghiệp theo hướng: (i) Đẩy mạnh tín dụng
cho vay theo chuỗi giá trị nông nghiệp; (ii) Hoàn thiện khung pháp lý để phát triển cung
ứng đồng bộ các sản phẩm dịch vụ tài chính mới (như quản lý tiền mặt, quản lý tài sản,
bảo hiểm thanh toán, bảo hiểm nhân thọ, phái sinh hàng hóa, đại lý ngân hàng, biên nhận
lưu kho…) nhằm tăng khả năng tiếp cận tín dụng với quy mô lớn và dài hạn hơn cho
nông dân, trang trại, HTX và doanh nghiệp trong nông nghiệp, nông thôn; (iii) Xây dựng
cơ chế chính sách kết hợp chặt chẽ giữa các chương trình cho vay và bảo hiểm nông
nghiệp theo chuỗi giá trị nông nghiệp.
- Xây dựng các chính sách ưu đãi tín dụng hỗ trợ, khuyến khích tích tụ và tập trung
đất cho mục đích sản xuất nông nghiệp quy mô lớn. Đối với đất thuê từ 5 năm trở lên
thì cá nhân, tổ chức đi thuê đất được thế chấp giá trị thuê đất để vay vốn sản xuất nông
nghiệp. Đặc biệt đối với các công trình/tài sản phục vụ mục đích nông nghiệp quy mô
lớn và giá trị cao như nhà lưới, nhà kính, công trình thủy lợi trên đất nông nghiệp (kể cả
trường hợp nhà đầu tư thuê sử dụng đất cho mục đích sản xuất nông nghiệp) đã có quy
định trong Nghị định 57/2018/NĐ-CP nhưng cần có văn bản hướng dẫn quy trình để nhà
đầu tư có thể thế chấp vay vốn dễ dàng.
- Hoàn thiện và bổ sung các cơ chế chính sách khuyến khích các tổ chức tín dụng
mở rộng cho vay sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng tại các khu vực nông nghiệp, nông
thôn nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu vay vốn chính đáng của người dân.
- Tăng cường phối hợp với các bộ, ngành triển khai có hiệu quả các chương trình
tín dụng đặc thù trong lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là các chương trình phát triển nông
nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị, mô hình liên
kết, giúp tăng giá trị gia tăng trong sản xuất, góp phần thực hiện thành công Đề án tái cơ
cấu ngành nông nghiệp.
- Chỉ đạo các tổ chức tín dụng: (i) Tiếp tục coi nông nghiệp, nông thôn là một trong
các lĩnh vực ưu tiên hàng đầu trong đầu tư và mở rộng tín dụng; (ii) Xây dựng và triển
khai các sản phẩm tín dụng phù hợp với người nông dân và đặc thù của sản xuất nông
nghiệp; (iii) Triển khai kịp thời các quy định mới về chính sách tín dụng phục vụ nông
nghiệp, nông thôn tại Nghị định 116/2018/NĐ-CP và các giải pháp tháo gỡ khó khăn
cho khách hàng vay vốn nhằm giúp người dân, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực
nông nghiệp, nông thôn ổn định cuộc sống và khôi phục sản xuất; (iv) Tiếp tục cải tiến
quy trình, thủ tục tín dụng, rút ngắn thời gian xét duyệt cho vay, chú trọng phát triển mô
hình ngân hàng lưu động ở những vùng khó khăn, vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa,
tạo điều kiện cho người dân thuận tiện hơn trong việc tiếp cận vốn và các dịch vụ ngân
hàng khác; (v) Đẩy mạnh tuyên truyền, ứng dụng và cung ứng các sản phẩm ứng dụng
168