Page 165 - Maket 17-11_merged
P. 165
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Hình thành hệ thống dịch vụ đồng bộ với các ngành hàng nông nghiệp chủ lực và
gắn với các vùng trọng điểm công nông nghiệp, đảm bảo cung cấp đầy đủ tín dụng và
hoạt động tài chính, hoạt động nghiên cứu khoa học và đào tạo, hoạt động dịch vụ hỗ
trợ kỹ thuật, hoạt động đào tạo tay nghề, cung cấp nước, thông tin liên lạc, điện, sử lý
môi trường, tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho hoạt động của các mũi nhọn phát triển
nông nghiệp.
Phát triển công nghiệp hỗ trợ và dịch vụ logistic phục vụ nông nghiệp. Xây dựng
và triển khai cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp cơ khí, hóa chất và
công nghệ sinh học phục vụ sản xuất nông nghiệp và chế biến nông lâm thủy sản; thu hút
đầu tư vào phát triển hạ tầng Logistics, nhất là hạ tầng giao thông vận tải; hạ tầng kho
bãi phục vụ phát triển sản xuất, bảo quản, chế biến nông sản. Phát triển các cụm công
nghiệp, dịch vụ hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh nông nghiệp tại một số vùng sản
xuất nông nghiệp tập trung nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, thương mại của hàng nông
sản.
Đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa đồng bộ ở tất cả các khâu sản xuất, bảo quản, chế
biến nông sản, phù hợp với điều kiện từng vùng, từng loại cây trồng, vật nuôi. Phát triển
các tổ chức kinh doanh dịch vụ cơ giới hóa nông nghiệp, công nghiệp hỗ trợ và đào tạo
nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất hàng hóa lớn trong nông nghiệp.
3.10 Hoàn thiện cơ chế chính sách hỗ trợ xây dựng nông thôn mới bền vững gắn
với đô thị hóa
3.10.1 Chính sách đất đai
- Đổi mới chính sách đất đai theo hướng tiếp tục làm rõ quyền, trách nhiệm của cơ
quan đại diện chủ sở hữu về đất đai ở Trung ương và địa phương đối với từng loại đất và
sự phân cấp trong quản lý. Nâng cao chất lượng, đảm bảo tiến độ xây dựng quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất đảm bảo sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, đồng bộ theo hướng có tầm
nhìn chiến lược dài hạn.
- Trong quá trình nghiên cứu ban hành chính sách về đất đai cần hài hòa giữa mục
tiêu tích tụ, tập trung đất đai với bảo đảm đất sản xuất của người nông dân; cho phép
chuyển đổi linh hoạt giữa đất trồng lúa, đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm,
đất cho chăn nuôi, đất nuôi trồng thủy sản theo quy hoạch và đảm bảo các điều kiện về
môi trường.
- Cần tổ chức đánh giá thực trạng tích tụ, tập trung đất đai hiện nay, sự phù hợp
giữa các quy định của pháp luật về hạn mức giao, nhận chuyển quyền sử dụng đất nông
nghiệp và nhu cầu thực tế của hộ gia đình, cá nhân, doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp;
so sánh quy mô tích tụ, tập trung ruộng đất hiện tại ở Việt Nam với các nước có điều kiện
tương tự với nền nông nghiệp phát triển; đánh giá hiệu quả của từng phương thức tích
164