Page 163 - Maket 17-11_merged
P. 163

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

           triển đa dạng và nâng cao các hình thức đào tạo gắn với bằng cấp, chứng chỉ... Đào tạo,
           bồi dưỡng, tăng cường năng lực cho đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, người dạy nghề
           cho lao động nông thôn ở trong và ngoài nước; Phát triển chương trình, giáo trình, tài
           liệu học nghề; số hóa các chương trình đào tạo nghề, đa dạng hóa các loại hình đào tạo
           (theo hình thức đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn);  Hỗ trợ xây dựng các chương trình,
           mô hình khởi nghiệp, sáng tạo trong nông thôn gắn với phát triển các sản phẩm ngành
           nghề nông thôn, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm, phát triển HTX; Tiếp tục hỗ trợ đầu
           tư cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo, phương tiện vận chuyển đào tạo lưu động cho các cơ
           sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện đào tạo nghề nông thôn, ưu tiên ở các vùng khó khăn;
           xây dựng mới danh mục nghề, quy định khối lượng kiến thức tối thiểu và yêu cầu năng
           lực người học đạt được sau đào tạo (chuẩn đầu ra), định mức kinh tế - kỹ thuật cho một
           số ngành nghề phổ biến, có nhu cầu sử dụng nghiều lao động, đáp ứng yêu cầu của cơ
           cấu lại các ngành, lĩnh vực từng bước chuyển dịch lao động nông nghiệp sang tiểu thủ
           công nghiệp, công nghiệp, dịch vụ nông thôn;
               - Xây dựng các mô hình đào tạo nghề; tăng cường đào tạo nghề cho lao động nông
           thôn (khoảng 9 triệu lao động, mỗi năm 1,8 triệu lao động) về: đào tạo nghề nông nghiệp;
           phi nông nghiệp; đào tạo nghề chất lượng cao (sơ cấp, trung cấp và cao đẳng);
               - Hỗ trợ phát triển thị trường lao động khu vực nông thôn; Hỗ trợ lao động nông
           thôn tìm kiếm, kết nối việc làm thông qua các Trung tâm dịch vụ việc làm (250.000 lượt
           người/năm; nâng cao năng lực 200 văn phòng/chi nhánh giao dịch thuộc Trung tâm dịch
           vụ việc làm địa phương); Hỗ trợ lao động nông thôn học nghề, học ngoại ngữ để đi làm
           việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng.
               - Điều tra, khảo sát, dự báo, đánh giá nhu cầu đào tạo, khả năng đào tạo ngành nghề
           của cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Tuyên truyền, tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp, định
           hướng nghề nghiệp và hỗ trợ khởi nghiệp, tạo việc làm cho lao động nông thôn.
               3.8 Đẩy mạnh đô thị hóa với nâng cao trình độ nghiên cứu, chuyển giao và ứng
           dụng công nghệ 4.0
               Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, công nghệ số, công nghệ thông tin trong toàn
           bộ các khâu của chuỗi giá trị, kết nối đồng bộ với các ngành, lĩnh vực khác để hình thành
           nền sản xuất nông nghiệp thông minh, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên, lao động,
           nâng cao giá trị gia tăng, sức cạnh tranh và phát triển bền vững của ngành. Có cơ chế,
           chính sách đẩy mạnh xã hội hóa công tác nghiên cứu KHCN, chuyển giao tiến bộ kỹ
           thuật vào sản xuất, kinh doanh nông nghiệp phù hợp với cơ chế thị trường. Phát triển thị
           trường công nghệ nông nghiệp trên cơ sở đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ.
               Ưu tiên hỗ trợ để hình thành các cơ quan nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật
           của các thành phần kinh tế. Đổi mới hệ thống KHCN công lập theo hướng tự chủ, tự chịu


                                                162
   158   159   160   161   162   163   164   165   166   167   168