Page 28 - Maket 17-11_merged
P. 28
CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, nhất là đối với nhóm sản phẩm chủ lực các cấp. Các
mô hình đều chuyển giao công nghệ mới, tiên tiến, phù hợp với các vùng miền. Hầu hết
các mô hình sản xuất đều tăng được hiệu quả từ 25% trở lên và góp phần tăng thu nhập
cho nông dân trên 20% trong phạm vi dự án; đa số các đề tài, dự án đều tham gia nhiệm
vụ đào tạo, tập huấn chuyển giao công nghệ, cho 11.000 lượt người, vượt chỉ tiêu đề ra.
Theo Quyết định 45/QĐ-TTg, Chương trình tiến hành 05 nhóm nội dung, từ nghiên
cứu cơ sở lý luận, kinh nghiệm trên thế giới và trong nước, đến đào tạo, nâng cao nhận
thức, trình độ cho lực lượng tham gia xây dựng NTM. Các sản phẩm đa dạng và hiệu
quả, phục vụ nhiều đối tượng, nhiều nhu cầu của xây dựng NTM. Kết quả nghiên cứu
của Chương trình về cơ bản đã phủ toàn bộ các nhóm nội dung trên. Từ 84 nhiệm vụ ở
giai đoạn II, số đề tài, dự án tham gia nghiên cứu đã tạo ra 339 sản phẩm mới; đề xuất
160 nhóm chính sách, giải pháp ở nhiều lĩnh vực.
2. Đóng góp và tác động của Chương trình
2.1 Đóng góp hoàn thiện cơ sở lý luận cho xây dựng NTM
Chương trình có nhiều đóng góp tích cực vào hoàn thiện cơ sở lý luận và thực tiễn
cho phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM, được Đảng, Nhà nước tham khảo, sử dụng
để ban hành các chủ trương, nghị quyết quan trọng trong phát triển nông nghiệp, nông
dân, nông thôn . Trong đó, tiêu biểu là kinh nghiệm và các bài học của thế giới về xây
2
dựng NTM; phương thức triển khai và mô hình NTM; luận cứ điều chỉnh các tiêu chí
NTM; các yếu tố bền vững trong xây dựng NTM; các chủ thể trong phát triển kinh tế
nông nghiệp, xây dựng NTM; quản lý xã hội nông thôn hiện đại; huy động nguồn lực,
đào tạo nguồn nhân lực; phát huy động lực văn hóa, di sản dân tộc; lồng ghép biến đổi
khí hậu, bảo vệ hệ sinh thái; xây dựng hạ tầng thiết yếu ở nông thôn…
Tác động chính từ những đóng góp trên là nâng cao nhận thức cho người dân và cán
bộ xây dựng NTM các cấp về cách tiếp cận mới trong phát triển nông thôn nước ta; phát
huy vai trò của các chủ thể và các yếu tố cơ bản của mô hình NTM bền vững ở Việt Nam;
phương thức huy động các nguồn lực cho xây dựng NTM; con đường nâng cao chất
lượng NTM gắn với tính thiết thực, sự hài lòng và mức độ hạnh phúc của người dân…
2.2 Đóng góp hoàn thiện cơ chế, chính sách, giải pháp xây dựng NTM
Những đóng góp tiêu biểu về lĩnh vực này là góp phần hoàn thiện hệ thống thể chế
phát triển nông nghiệp, nông thôn; cơ chế, chính sách và giải pháp phát huy vai trò người
dân, cộng đồng, các tổ chức chính trị, xã hội; chính sách và giải pháp thúc đẩy cơ cấu lại
(2) Chương trình đã kịp thời phục vụ các đợt tổng kết: (i) Tổng kết một số cơ sở lý luận và thực tiễn 30 năm đổi
mới của TW Đảng (2016); (ii) Tổng kết 10 năm và 15 năm thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW (khóa X) về nông nghiệp,
nông dân, nông thôn (2 đợt năm 2018 và 2021/2022); (iii) Tổng kết 15 thực hiện Nghị quyết 13-NQ/TW (khóa IX) về kinh
tế tập thể trong nông nghiệp (năm 2019); (iv) Tổng kết 5 năm và 10 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM
(năm 2015 và 2019).
27