Page 30 - Maket 17-11_merged
P. 30
CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
lý dịch bệnh tổng hợp 15,0%; cơ giới hóa phục vụ sản xuất 13,6%; quy trình VietGAP
12,5%; sản xuất hướng hữu cơ 8,7%; nuôi trồng thủy sản nước ngọt 9,3%; sử dụng chế
phẩm sinh học 6,8%; chế biến (dược liệu) 18,8%. Nhiều mô hình điển hình về tăng năng
suất, chất lượng như mô hình sản xuất khoai tây giống tại Bắc Giang đã cho thu nhập
190-220 triệu đồng/ ha .
6
2.4 Đóng góp thúc đẩy thực hiện các tiêu chí NTM
Kết quả nghiên cứu ở một số đề tài đã cung cấp những đánh giá cần thiết từ góc
nhìn khoa học về Bộ tiêu chí NTM theo các cách tiếp cận khác nhau, đề xuất các hướng
điều chỉnh, hoàn thiện nhằm nâng cao chất lượng NTM, đảm bảo tính phù hợp, thiết
thực, công bằng và bền vững qua từng giai đoạn. Qua đó góp phần vào hoàn thiện Bộ
tiêu chí NTM cho giai đoạn sau.
Chương trình cũng đã xây dựng bộ tiêu chí đánh giá khách quan và thiết thực tác
động của KHCN đối với xây dựng NTM, tập trung vào hai mảng tác động chính là (i)
tác động đến tăng trưởng nông nghiệp; và (ii) tác động đến kết quả thực hiện các tiêu chí
xây dựng NTM. Chương trình đã áp dụng cách tiếp cận này để đánh giá tác động của
Chương trình 10 năm qua, là tiền đề để áp dụng trong đánh giá tác động của KHCN nói
chung đến NTM. Kết quả đánh giá cho thấy Chương trình đã có tác động rõ rệt đến kết
quả thực hiện 12 trong tổng số 19 tiêu chí xây dựng NTM, trong đó tác động rõ rệt nhất
là các tiêu chí về thu nhập; việc làm; quy hoạch; thuỷ lợi; môi trường và chất lượng sản
phẩm; văn hoá; chính trị và tiếp cận Pháp luật. Các tác động này đã góp phần tích cực
vào việc thực hiện thành công Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM trong
10 năm qua và tạo động lực, giá trị KHCN để thúc đẩy Chương trình mục tiêu quốc gia
trong những năm tiếp theo.
2.5 Đóng góp vào đào tạo nâng cao năng lực, trình độ cho các đối tượng tham
gia xây dựng NTM
Trước hết là nâng cao năng lực cho cán bộ cơ sở và người dân. Kết quả đào tạo, tập
huấn của các đề tài, dự án đã giúp cộng đồng với thành phần chính là nông dân, doanh
nghiệp, HTX, công nhân kỹ thuật và cán bộ cơ sở trực tiếp hưởng lợi. Đóng góp quan
trọng là nâng cao nhận thức và thúc đẩy phong trào xã hội. Nhờ thu hút đông đảo cán bộ
KHCN ở hầu hết các ngành, lĩnh vực tham gia, Chương trình đã tạo ra các kênh kết nối,
(6) Những kết quả nhân rộng tiêu biểu là: đề tài “Nghiên cứu công nghệ quản lý, chế độ canh tác lúa cải tiến
nhằm tiết kiệm nước, tăng năng suất và giảm thải khí nhà kính” ; đề tài “Nghiên cứu ứng dụng đồng bộ các giải pháp
khoa học và công nghệ chuyển đổi cơ cấu cây trồng đạt hiệu quả kinh tế cao vùng đồng bằng sông Hồng”; Dự án ứng
dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật cải tạo thâm canh cây cà phê tại tỉnh Kon Tum; Dự án dược liệu tại Yên Bái và Bắc
Kạn đã xây dựng được 01 mô hình liên kết chuỗi sản xuất chế biến, tiêu thụ sản phẩm Hà thủ ô đỏ, ý dĩ tại huyện Chợ
mới, tỉnh Bắc Kạn và 01 mô hình tại huyện Văn Yên tỉnh yên Bái;Dự án dược liệu (Tam thất, Đương quy, Cát cánh) theo
hướng GACP – WHO nằm trên địa bàn huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai;Dự án Phát triển mô hình nông nghiệp sinh thái bền
vững gắn với Du lịch tại Thái Nguyên.
29