Page 29 - Maket 17-11_merged
P. 29
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
ngành, phát triển nông nghiệp hiện đại, sinh thái và bền vững; chính sách và giải pháp
thúc đẩy khu vực chuyển đổi khó khăn nhất là kinh tế tập thể, HTX, liên kết chuỗi giá trị,
kinh tế phi nông nghiệp, lao động nông nghiệp ở nông thôn; tháo gỡ các khó khăn, rào
cản lớn nhất như vấn đề ruộng đất, thể chế thị trường, hệ thống thương mại và logistic
phục vụ nông nghiệp, nông thôn… Các kết quả nghiên cứu của Chương trình đã có các
tác động cụ thể đến một số lĩnh vực của NTM .
3
2.3 Thúc đẩy tái cơ cấu ngành ngành, tăng trưởng nông nghiệp
Cùng với các chính sách nói trên, Chương trình đã đề xuất được các giải pháp
KHCN tổng hợp, đặc thù, phục vụ tái cơ cấu ngành, thúc đẩy tăng trưởng nông nghiệp.
Trong đó đã góp phần: (i) phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, nông nghiệp kết nối
và hiện đại, nông nghiệp sinh thái và bền vững; (ii) phát triển công nghiệp hỗ trợ cho
nông nghiệp; (iii) chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động nông thôn…
Thông qua việc hoàn thiện, chuyển giao vào sản xuất các quy trình kỹ thuật, giải
pháp công nghệ, cung cấp trang thiết bị trong các mô hình có hiệu quả cao, Chương trình
đã tác động trực tiếp đến các yếu tố thúc đẩy tái cơ cấu ngành ngành và tăng trưởng nông
nghiệp
4
Chương trình đã tạo ra nhiều sản phẩm khoa học thiết thực, nhiều mô hình chuyển
giao và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp có tính lan tỏa
cao. Với 97 quy trình sản xuất và công nghệ mới được chuyển giao, 208 mô hình trình
diễn có hiệu quả cùng hàng nghìn trang thiết bị hỗ trợ của các dự án, Chương trình đã
góp phần cải thiện năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi, nâng cao hiệu quả sản xuất,
hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung…Điển hình là trong lĩnh vực trồng trọt
nhờ chuyển đổi cơ cấu nuôi trồng ở các mô hình liên kết sản xuấtkhác nhau ; trong chăn
5
nuôi, một số giống cho năng suất và chất lượng tốt được đưa vào sử dụng. Các giống lợn
lai có khả năng thích nghi tốt, cho năng suất, chất lượng cao. Một số giống bò thịt lai ½
hoặc ¾ máu ngoại giúp tăng năng suất và hiệu quả. Ứng dụng rộng rãi các giống gà thả
vườn, gà đồi, nuôi vịt siêu trứng, vịt siêu thịt, ngan pháp…
Các yếu tố tiêu biểu làm tăng hiệu quả kinh tế với các mức độ khác nhau đóng góp
vào tổng năng suất tăng thêm như: chuyển đối cơ cấu cây trồng đóng góp 12,1%; quản
(3) Cụ thể: (I) Huy động và sử dụng các nguồn lực cho xây dựng NTM; (ii) Nâng cao đời sống văn hóa, xã hội nông
thôn; (iii) Quy hoạch cảnh quan, sử dụng tài nguyên, xây dựng hạ tầng, bảo vệ môi trường NTM; (iv) Ứng dụng khoa học
công nghệ vào xây dựng NTM; (v) Phát triển cơ giới hóa nông nghiệp; (vi) Phòng chống thiên tai, thích ứng với BĐKH;
(vii) Quản lý, sử dụng hiệu quả, bền vững cơ sở hạ tầng NTM…
(4) Tiêu biểu là: (i) cải thiện năng suất, chất lượng sản phẩm cây trồng, vật nuôi; (ii) chuyển đổi cơ cấu sản xuất,
cải thiện hiệu quả kinh tế và thu nhập của người dân; (iii) thay đổi sử dụng vật tư, nguyên liệu đầu vào theo hướng an
toàn, tiết kiệm; (iv) chuyển đổi các hình thức tổ chức, liên kết sản xuất; và (v) khả năng tiếp nhận và nhân rộng hiệu quả
các mô hình ứng dụng TBKT, công nghệ.
(5) Đã giúp tăng năng suất cây trồng 30-35% đối với rau màu, 10-15% đối với lúa, tăng thu nhập của người dân
tham gia dự án trên 25%; nâng cao giá trị sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến 133 - 500 triệu đồng/ha/năm.
28