Page 144 - Khéo Ăn Nói Sẽ Có Được Thiên Hạ
P. 144
Nhưng Hoa biết, Vương Nhuệ là người do đích thân tổng biên tập
phỏng vấn và tuyển dụng, không nên nói thẳng với tổng biên tập về
hành động của Vương Nhuệ. Hoa vừa xem bản báo cáo của Vương
Nhuệ, vừa suy nghĩ tìm đối sách. Cuối cùng, cô nói với tổng biên tập:
“Nếu tổng biên tập đã xin ý kiến của tôi, tôi cũng không khách sáo, tôi
muốn để Vương Nhuệ ở bên cạnh mình một thời gian nữa, đợt này
tin tức cũng nhiều, một mình tôi không sắp xếp nổi công việc, hãy để
cậu ấy giúp tôi, sẽ không mất nhiều thời gian.”
Nghe Hoa nói có lí, tổng biên tập liền đồng ý với yêu cầu của cô.
Sáng ngày hôm sau, Hoa cố ý giả vờ gọi điện thoại cho cấp dưới
để nói về đề tài phỏng vấn, cô đã cố tình để lộ hai đề tài không hay
cho Vương Nhuệ biết. Đến buổi chiều, khi cảm thấy Vương Nhuệ đã
giao đề tài đó cho tổng biên tập, cô bèn lấy lí do không rõ phương
hướng phỏng vấn để tìm gặp tổng biên tập: “Thưa tổng biên tập, sáng
nay hai phóng viên gọi điện về báo đề tài phỏng vấn, tôi chưa rõ
hướng phỏng vấn nên muốn xin ý kiến tổng biên tập, suy nghĩ lúc đầu
của tôi là thế này… bây giờ tôi thấy nó không hợp lí nên muốn nhờ
tổng biên tập cho ý kiến chỉ đạo.”
Tổng biên tập ngạc nhiên hỏi: “Sao lại có thể như thế?”
Hoa: “Có chuyện gì ạ?”
Tổng biên tập: “Không sao, cô nói tiếp đi”.
…
Sau vài lần như vậy, cuối cùng tổng biên tập cũng nhìn ra sự thật
về Vương Nhuệ và tìm lí do để không nhận cậu nữa.
Trong ví dụ này, Hoa rất thông minh, trước việc Vương Nhuệ lấy
thành quả của người khác làm thành quả của mình, cô đã không nói
trực tiếp với cấp trên, cũng không trách mắng hay chỉ trích Vương
Nhuệ, mà cô đã sử dụng cách vô hình để chứng minh sự thật.
Nếu Hoa trực tiếp chất vấn hoặc nói thẳng sự thật với tổng biên
tập, có thể sẽ gây ra xung đột hoặc tranh chấp, thậm chí còn khiến cấp
trên không hài lòng.