Page 223 - Khéo Ăn Nói Sẽ Có Được Thiên Hạ
P. 223
họ cũng không cảm thấy phiền và không để ý tới việc thời gian đang
trôi đi. Nhưng nếu mọi người vừa nghe bạn nói vừa nhìn đồng hồ thì
phải lựa chọn thời cơ thích hợp để kết thúc.
Rất nhiều nhà diễn thuyết không thực sự thành công ở phần kết
thúc. Hầu hết mọi người đều kết thúc bằng cách: “Trên đây là những
điều tôi muốn nói, tôi xin kết thúc tại đây”. Đây không phải một kết
thúc tốt, nó khiến người nghe có cảm giác bị hụt hẫng. Thậm chí có
một số nhà hùng biện khi đã nói hết điều cần nói, không biết phải kết
thúc thế nào nên nói lặp đi lặp lại một câu, gây ấn tượng không tốt
cho người nghe.
Muốn bài diễn thuyết có một kết thúc viên mãn thì phải có sự
chuẩn bị kĩ lưỡng từ trước đó. Nhiều nhà hùng biện nối tiếng trong
lịch sử thường viết trước phần kết luận ra giấy và học thuộc. Những
người lần đầu diễn thuyết cũng nên làm như vậy. Nên viết rõ ràng
từng câu từng từ của phần kết thúc và tập nói nhiều lần trước khi
diễn thuyết. Không nhất thiết phải học đúng theo khuôn mẫu, chỉ cần
nêu bật ý chính là được.
Do có nhiều sự thay đổi không lường trước được hoặc phản ứng
của người nghe không nhất quán, nên nội dung bài diễn thuyết cũng
phải có nhiều thay đổi cho phù hợp. Vì thế, nên đưa ra trước hai hoặc
ba phương án kết thúc. Điều này yêu cầu chúng ta phải nắm được
một số kĩ năng nhất định.
Tổng kết toàn bộ nội dung
Người diễn thuyết nên dành ra khoảng ba đến năm phút để tổng
kết lại nội dung chính những điều mình vừa nói. Có những bài hùng
biện khi đã kết thúc, nhưng người nghe vẫn không hiểu rõ nó đề cập
tới bao nhiêu vấn đề và nói về điều gì. Vì thế, khi kết thúc nên tổng
kết lại toàn bộ nội dung. Có nhiều người không hoàn toàn nghe hiểu
hết toàn bộ nội dung diễn thuyết, nhưng chỉ cần nghe phần tổng kết
là họ sẽ hiểu người diễn thuyết muốn nói gì. Cần tổng kết lại trong vài
câu ngắn gọn, nhưng đủ để tạo ấn tượng sâu sắc với người nghe.
Canergie đã từng đưa ra công thức cho một bài diễn thuyết: Mở
đầu – Nói với mọi người bạn sẽ đề cập đến vấn đề gì. Nội dung – Nói
chi tiết về những vấn đề đó. Kết thúc – Tổng kết lại các vấn đề một lần
nữa.